mở, dẫn l−u thoát dịch, không khâu kín, khâu hẹp [33].
- Việc sử dụng kháng sinh toàn thân trong điều trị vết th−ơng phần mềm là rất cần thiết. Để có hiệu quả điều trị cao, cần làm kháng sinh đồ, phải lựa chọn liều thuốc, đ−ờng sử dụng, thời gian dùng thuốc thích hợp tùy theo mức độ tổn th−ơng và d−ợc động học của thuốc để có thể phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Có thể dùng kháng sinh và các chất kháng khuẩn tại chỗ nh− các thuốc có nguồn gốc hoá d−ợc hoặc thảo d−ợc. Các thuốc điều trị tại chỗ có khả năng tạo ra nồng độ thuốc cao tại vết th−ơng [77].
1.3.2. Xử trí kỳ II vết th−ơng phần mềm
Xử trí vết th−ơng phần mềm bao giờ cũng phải lựa chọn một trong hai quyết định: đóng kín kỳ đầu hay để hở xử trí vào kỳ II.
Những vết th−ơng không do hỏa khí, sạch, đến sớm trong vòng 6 - 12 giờ đầu, sau khi cắt lọc, bơm rửa sạch có thể khâu kín.
Những vết th−ơng tổn th−ơng rộng, đến muộn, nhiễm khuẩn, sau khi cắt lọc, phải để hở hoàn toàn, thay băng chăm sóc; khi tổ chức hạt đỏ, bóng, không còn tình trạng nhiễm khuẩn, có thể đóng kín vết th−ơng bằng khâu da kỳ II hoặc ghép da phủ kín [30], [33], [35].
1.4. một số chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị vết th−ơng phần mềm phần mềm
Nhằm đánh giá kết quả điều trị vết th−ơng phần mềm nhiễm khuẩn bằng các thuốc có nguồn gốc thảo d−ợc, trong các nghiên cứu của các tác giả nh−: Nghiêm Đình Phàn, Nguyễn Văn Hỷ, Nguyễn Gia Tiến... đều đã sử dụng một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng để đánh giá tác dụng kháng khuẩn và tác dụng kích thích hình thành mô hạt tại vết th−ơng.
Các chỉ tiêu đó là:
- Thời gian hết mùi hôi tại vết th−ơng; - Thời gian rụng hoại tử tại vết th−ơng;
- Sự thay đổi diện tích vết th−ơng tr−ớc và sau điều trị; - Tốc độ liền vết th−ơng;
- Cấy khuẩn dịch vết th−ơng để xác định chủng và mật độ vi khuẩn; - Xét nghiệm máu;
- Xét nghiệm định l−ợng hydroxyproline; - Xét nghiệm giải phẫu bệnh;
- Xét nghiệm siêu cấu trúc [14], [22], [31].