Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.5. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Thuật ngữ quản lý đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa gốc từ “quản” là trông nom, “lý” là sắp đặt lo liệu công việc, quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất của các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu lý luận quản lý.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), khái niệm quản lý đƣợc định nghĩa:
1. Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
2. Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định [31].
Theo Frederick Winslow Taylor (1856 -1915): “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Henry Fayol (1841-1925), là cha đẻ của thuyết quản lý hành chính quan niệm rằng: “Quản lý hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra”.
Harold Koontz, đƣợc coi là cha đẻ của lý luận quản lý hiện đại, cho rằng quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi tập thể là phải đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ [3].
Theo các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu trong quản lý” (1987) thì quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.
Như vậy, có thể hiểu: Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức.
Quản lý bao gồm bốn chức năng cơ bản: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
- Kế hoạch hoá: Kế hoạch hoá là một chức năng quản lý. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
- Tổ chức: Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, họ cần phải chuyển hoá những ý tưởng khá trừu tượng ấy thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hoá nhƣ thế. Xét về mặt chức năng quản lý, tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu lực, người quản lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
- Chỉ đạo: Chỉ đạo là phương thức hoạt động thực hiện mục tiêu kế hoạch.
Về thực chất, chỉ đạo là những hoạt động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra trong kỷ cương trật tự.
- Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng cuối cùng trong quá trình quản lý và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch…. Đó là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo.
Các chức năng của quản lý có liên quan mật thiết với nhau, chúng luôn đƣợc thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình này, yếu tố thông tin luôn có mặt ở tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu khi thực hiện chức năng quản lý.
Quản lý vừa đƣợc xem nhƣ một “khoa học”, sử dụng tri thức của rất nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội khác nhau nhƣ toán học, thống kê, tâm lý học, xã hội học…. Đồng thời quản lý đƣợc xem nhƣ là một “nghệ thuật”, do đó, đòi hỏi các nhà quản lý trong quá trình quản lý phải luôn chủ động, khéo léo, linh hoạt, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn mọi thành viên trong tổ chức của mình cùng hướng tới mục tiêu xác định.
1.2.5.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Từ khái niệm quản lý chung, chúng ta nêu đƣợc khái niệm về quản lý giáo dục nhƣ sau:
Quản lý giáo dục là một hình thức quản lý xã hội về mặt giáo dục. Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm quản lý giáo dục. Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục đƣợc hiểu là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục”[20].
Ở nghĩa hẹp hơn, quản lý giáo dục đƣợc hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể CB, GV, NV, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nhƣ vậy có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng.
1.2.5.3. Khái niệm quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường có thể hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS, các lực lượng xã hội nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường, hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến.
Bản chất của hoạt động quản lý là ở chỗ chủ thể quản lý tác động một cách có hệ thống, có mục đích đến khách thể quản lý nhằm thực hiện những nhiệm vụ đề ra.
Về bản chất, quản lý nhà trường là quản lý con người; trong đó, GV và HS không những là khách thể mà còn là chủ thể quản lý. Với tƣ cách là khách thể quản lý, GV và HS là đối tƣợng tác động của chủ thể quản lý, song với tƣ cách là chủ thể quản lý, họ còn là người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý và biến toàn bộ hệ thống thành hệ tự quản lý. Quản lý con người trong trường học là tổ chức một cách hợp lý lao động của GV và HS, là tác động đến họ sao cho hành vi, công việc và hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người.
Quản lý nhà trường thực chất là quá trình hình thành, tự hình thành nhân cách của HS và bằng hoạt động cộng đồng, hợp tác liên nhân cách giữa các thành viên trong nhà trường với nhau và với xã hội. Do đó, các mối quan hệ quản lý trong trường học, đặc biệt trong quá trình dạy học – giáo dục, mang bản chất dân chủ và tự quản hết sức sâu sắc.