Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
3.2. Các biện pháp quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại các trường trung học cơ
3.2.5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả xây dựng VHNT ở trường THCS 81
Góp phần thực hiện có hiệu quả và thành công kế hoạch, mục tiêu xây dựng VHNT, làm cho nhà trường trở thành một cơ sở giáo dục đạt các yếu tố kỷ cương, trách nhiệm, dân chủ, thân thiện và hiệu quả.
Giúp chủ thể quản lí có thông tin phản hồi từ đối tƣợng quản lí, nắm đƣợc tiến trình công việc trong tổ chức, từ đó có những tác động thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, phân quyền quản lý đã xác định. Thực hiện sơ kết, tổng kết để đánh giá trong từng giai đoạn nhìn nhận ƣu, nhƣợc điểm và rút ra bài học kinh nghiệm cho kỳ xây dựng tiếp sau.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra, đánh giá phải dựa trên chương trình kế hoạch, phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt động và phải đƣợc thực hiện theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết.
Về kiểm tra, giám sát: tiến độ thực hiện; chủ thể (CBQL, GV, HS, cha mẹ HS…) đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo phân công hay chƣa, kết quả thực hiện nhƣ thế nào?
Về đánh giá kết quả xây dựng VHNT:
Đánh giá hệ thống các giá trị chuẩn mực, niềm tin đã xây dựng hoàn thành
đến mức nào; hệ thống đó, qua kiểm chứng thực tế có thực sự phù hợp với truyền thống văn hoá cộng đồng của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai hay không, nếu cần điều chỉnh thì điều chỉnh ở đâu; hệ thống đó đã tạo được nét riêng cho trường chưa,…
Thực tế về thái độ, hành vi văn hoá đƣợc hình thành ở CBQL, GV, NV nhƣ thế nào. Những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm về xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT mà trường các THCS cần phải rút ra.
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng VHNT và nội dung kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng phân công phân cấp việc kiểm tra đánh giá cụ thể, đầy đủ. Bảo đảm tất cả các hoạt động, tất cả các khâu, các đối tƣợng thực hiện và trong mỗi giai đoạn thực hiện đều cú người/tổ chức theo dừi, kiểm tra, đỏnh giỏ.
Để kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng VHNT đƣợc thông suốt cần xây dựng kênh thông tin chỉ đạo từ trên xuống (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đến các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, GV, HS,…), báo cáo từ dưới lên (từ các tổ chức/cá nhõn đƣợc phõn cụng); quy định rừ thời gian bỏo cỏo và trỏch nhiệm bỏo cỏo.
Trong mỗi kỳ kế hoạch cần tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện kết quả xây dựng VHNT, rút ra điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, từ đó tiếp tục đề ra mục tiêu mới để xây dựng uy tín, vị thế của nhà trường trong tình hình mới.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng thành lập tổ kiểm tra gồm: lãnh đạo nhà trường, chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, những giáo viên cốt cán, am hiểu và có trách nhiệm. Tổ kiểm tra thường xuyên kiểm tra các chuyên đề, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện đối với tổ chức và cá nhân theo kế hoạch kiểm tra. Qua kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng VHNT trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng.
Hiệu trưởng yêu cầu trưởng các bộ phận, đoàn thể, GVCN lớp…thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin kịp thời về tình hình xây dựng VHNT theo kế hoạch thi đua đã phát động.
Từng học kỳ Hiệu trưởng tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, qua đó điều chỉnh kế hoạch xây dựng VHNT nếu thấy cần thiết.
Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong quá trình tổ
chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác xây dựng VHNT.
Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên các hoạt động giáo dục HS về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp và an toàn.
Hiệu trưởng xây dựng chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, dân chủ, công bằng; đề xuất khen thưởng cho các tập thể, các cá nhân đạt thành tích tốt.
Tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Hiệu trưởng phải kiểm tra thường xuyên, liên tục từ đó mới có thể hình thành đƣợc các yếu tố của VHNT và duy trì, phát triển chúng một cách bền vững.
3.2.6. Đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật cho xây dựng VHNT ở các trường THCS.
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo về nhân lực cho nhà trường quản lý xây dựng VHNT đủ về số lƣợng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo chất lƣợng. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành, kiểm tra, đánh giá tất cả các hoạt động xây dựng VHNT. Đồng thời phát huy đƣợc sức mạnh của Hội đồng sƣ phạm, của mọi thành viên trong nhà trường vào các hoạt động xây dựng VHNT.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
* Để đảm bảo đội ngũ CBQL, GV, NV cho quản lý xây dựng VHNT đầy đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, Hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung sau đây:
Hiệu trưởng xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ; trong đó xác định đủ vị trí việc làm cho từng cấp độ, các vị trí kiêm nhiệm, số lƣợng, thời gian mà CBQL, GV, NV phải dành cho tổ chức xây dựng VHNT, từ đó đề xuất tuyển dụng, hợp đồng.
* Đảm bảo đủ cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đây là điều kiện rất quan trọng để nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu khi tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT. Quản lí CSVC, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục đảm bảo các yêu cầu theo đúng qui định và theo từng hoạt động xây dựng VHNT.
Đảm bảo đủ CSVC theo đúng qui định và theo từng hoạt động xây dựng
VHNT; sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị và xây dựng môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp và an toàn cho việc dạy học, giáo dục của nhà trường.
* Đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động:
Căn cứ nguồn ngân sách đƣợc cấp hàng năm, cân đối các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cường CSVC, kinh phí cho việc tổ chức xây dựng VHNT.
Căn cứ nguồn ngân sách đƣợc cấp hàng năm, cân đối các khoản chi, dành một phần ngân sách chi cho việc tăng cường CSVC, kinh phí cho việc tổ chức xây dựng VHNT. Ngoài ra, tăng cường huy động các nguồn lực khác từ các tổ chức, cá nhân, cha mẹ HS... để phục vụ cho việc tăng cường CSVC hỗ trợ xây dựng VHNT, cũng nhƣ xây dựng các yếu tố vật chất của VHNT.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng chỉ đạo, xây dựng và phổ biến kế hoạch xây dựng VHNT đến tất cả các bộ phận, các thành viên trong nhà trường. Song song đó xây dựng các văn bản chỉ đạo, qui định, qui tắc triển khai kế hoạch xây dựng VHNT.
Thành lập BCĐ xây dựng VHNT và phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, các thành viên trong nhà trường đảm nhận các nội dung quản lý, thực hiện xây dựng VHNT trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, phù hợp với, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân theo phương châm “Vì hiệu quả công việc, vì sự phát triển của nhà trường”.
Hiệu trưởng tạo điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT đạt hiệu quả tốt nhất bằng cách huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường. Các lực lượng xã hội có thể cùng tham gia xây dựng VHNT như: cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cha mẹ HS, cựu học sinh, các mạnh thường quân…
Hiệu trưởng chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội trên địa bàn trường đóng trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp; tạo mối quan hệ tốt đẹp với các lực lượng ngoài nhà trường nhằm tranh thủ đƣợc sự ủng hộ về CSVC, tài chính, hỗ trợ tổ chức xây dựng VHNT.
Tổ chức tốt việc cam kết xây dựng VHNT từ sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội góp phần xây dựng môi trường VHNT ngày càng hoàn thiện, trong sạch, lành mạnh.
Hiệu trưởng phải xác định được tầm nhìn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong xây dựng và phát triển nhà trường nói chung và xây dựng VHNT nói riêng. Từ đó, vận động, tuyên truyền mọi thành viên trong nhà trường thực hiện một cách tự nguyện, từng bước tạo lập niềm tin, các giá trị văn hóa một cách tự giác, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt trong mọi hoạt động của nhà trường.
Đồng thời, phải biết sử dụng tốt các mối quan hệ, đánh giá đúng các tác động, ảnh hưởng từ bên trong, bên ngoài để có cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, đúng đắn.