9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và
cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và phối hợp đồng bộ giữa các đoàn thể, cá nhân góp phần nâng cao hiệu quả công tác xây dựng VHNT. Giúp cho CBQL, GV, NV, cha mẹ HS nhận thức sâu sắc về quản lý xây dựng VHNT là việc làm rất quan trọng, từ đó giúp cho CBQL, GV, NV, cha mẹ HS thấy rõ vai trò, ý nghĩa tốt đẹp và trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện xây dựng VHNT.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Chỉ đạo, tổ chức triển khai, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với việc xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV, cha mẹ HS về VHNT và quản lý xây dựng văn hoá nhà trƣờng. Thông qua đó giúp cho họ nắm đƣợc những vấn đề lý thuyết cơ bản của VHNT nhƣ: khái niệm, cấu trúc và ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng VHNT trong trƣờng THCS.
Quy định rõ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp tổ chức xây dựng VHNT. Xây dựng hệ giá trị làm chuẩn mực để lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, thƣớc đo thành quả của nhà trƣờng. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trƣờng, làm cho mọi thành viên trong trƣờng nơi mình đang công tác, phấn đấu về một môi trƣờng giáo
dục vừa hồng vừa chuyên; môi trƣờng giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả thể hiện ở hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày giữa GV và HS.
GV phải là tấm gƣơng tốt cho học sinh noi theo, phải xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò một cách đúng mực, nghiêm túc, thân mật, giản dị và chân thành; làm cho học sinh nhận thức đƣợc trƣờng học là nơi mình học tập trở thành nơi phấn đấu, rèn luyện, nơi phụ huynh yên tâm về chất lƣợng.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng kết hợp Chi ủy, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trƣờng tổ chức các buổi quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV và cha mẹ HS về các quy định pháp lí tổ chức xây dựng VHNT trong trƣờng THCS: Tổ chức học tập, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nƣớc về Giáo dục và Đào tạo, quán triệt một cách nghiêm túc, sâu sắc để họ hiểu, thống nhất quan điểm trong công tác quản lí, tổ chức xây dựng VHNT.
Hiệu trƣởng chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất để báo cáo viên quán triệt, tuyên truyền về xây dựng VHNT ở trƣờng THCS. Tạo sự đồng thuận ủng hộ của cấp ủy Đảng, Hội đồng trƣờng, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng để các thành viên gƣơng mẫu, thực hiện nghiêm túc các quy định, nhắc nhở nhau cùng thực hiện. Hiệu trƣởng cần sử dụng thêm các biện pháp khác hỗ trợ: Nêu gƣơng, thuyết phục, giao nhiệm vụ, xây dựng qui chế phối hợp, tổ chức kiểm tra đánh giá, bổ sung vào quy chế thi đua khen thƣởng.
Hiệu trƣởng đƣa nội dung xây dựng VHNT vào kế hoạch năm của nhà trƣờng đồng thời xem đây là một trong những tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua hàng năm. Công tác tuyên truyền cần thực hiện thƣờng xuyên trong các buổi họp Chi bộ, Hội đồng sƣ phạm, các buổi sinh hoạt công đoàn, chi đoàn, các đợt sinh hoạt chuyên môn và ngay cả trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dƣới cờ.
Hiệu trƣởng thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc để tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV, NV toàn trƣờng. Phối hợp với Hội đồng thi đua khen thƣởng trong nhà trƣờng để tuyên dƣơng, khen thƣởng những cá nhân nỗ lực, có thành tích đạt đƣợc trong xây dựng VHNT. Hiệu trƣởng trƣờng thành lập các kênh thông tin báo cáo thƣờng xuyên để phản ánh kịp thời và điều chỉnh những vấn
đề phát sinh.
Hiệu trƣởng đánh giá đƣợc thực trạng về VHNT những cơ hội, thuận lợi cũng nhƣ những thách thức, khó khăn sẽ đối mặt khi thực hiện công tác quản lý xây dựng VHNT. Hàng năm, tổ chức ít nhất hai lần về quán triệt, tuyên truyền, bồi dƣỡng kỹ năng xây dựng và quản lý xây dựng VHNT cho CBQL, GV, NV.
Tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các đoàn thể, GV, NV trong trƣờng; Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm phổ biến nội dung xây dựng VHNT để họ biết và xác định nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp cùng nhà trƣờng tuyên truyền giáo dục con em.
Khi xây dựng quy định, nhiệm vụ của từng thành viên, các đoàn thể phải có dự thảo và lấy ý kiến của tập thể Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng nhằm tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
Xây dựng các khẩu hiệu tuyên truyền phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT đúng, đẹp, khoa học với nét riêng của nhà trƣờng. Nội dung khẩu hiệu cần ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện mục đích, ý nghĩa giáo dục, đảm bảo tính khoa học giáo dục, tính thực tiễn, thẩm mĩ, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Vị trí treo khẩu hiệu dễ quan sát, dễ đọc, không bị che khuất và phù hợp với nội dung tuyên truyền.
Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT theo học kỳ, năm học và các đợt thi đua về xây dựng VHNT để đánh giá, rút kinh nghiệm.
3.2.2. Đổi mới lập kế hoạch xây dựng VHNT ở các trường THCS
3.2.2. 1. Mục tiêu của biện pháp
Làm rõ mục đích, nội dung, giải pháp, các nguồn lực cũng nhƣ báo cáo kết quả xây dựng VHNT trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Khảo sát, đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trƣờng: đâu là giá trị tích cực, tiêu cực; xác định rõ các giá trị văn hóa mà đa số CBQL, GV, NV và HS mong muốn nhất; xác định tầm nhìn, sứ mạng của nhà trƣờng.
Lập kế hoạch xây dựng VHNT, trong đó nêu rõ các giá trị văn hóa cần vun trồng, phát triển, các giá trị văn hóa cần ngăn ngừa, loại bỏ, những công việc và biện pháp cần thực hiện.
3.2.2. 2. Nội dung biện pháp
Hiệu trƣởng tổ chức khảo sát đánh giá các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trƣờng và các giá trị văn hóa mà đội ngũ CB, GV, NV và HS của trƣờng mong đợi; xác định rõ những giá trị đặc trƣng, cốt lõi nhất mà nhà trƣờng cần phải tập trung vun trồng, phát triển (giá trị tích cực); khắc phục, loại bỏ những biểu hiện tiêu cực trong VHNT (giá trị tiêu cực).
Hiệu trƣởng thành lập Tổ khảo sát trong đó Hiệu trƣởng là Tổ trƣởng, các thành viên gồm phó hiệu trƣởng, Tổng phụ trách đội, đại diện cấp ủy chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trƣởng chuyên môn và các thành viên khác tùy theo tình hình thực tế của nhà trƣờng.
Tổ chức khảo sát bằng phiếu câu hỏi cho CBQL, GV, NV và HS nhà trƣờng; tổng hợp kết quả khảo sát; tham khảo ý kiến của các thành viên Tổ khảo sát; xác định các giá trị văn hóa đang tồn tại trong nhà trƣờng và các giá trị văn hóa đa số CBQL, GV, NV và HS mong muốn.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, Hiệu trƣởng tổ chức thảo luận để xác định những công việc cần làm, biện pháp, lộ trình, thời gian, kế hoạch cụ thể mà nhà trƣờng cần thực hiện. Hiệu trƣởng chỉ đạo xây dựng tầm nhìn, sứ mạng của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng đề xuất ý tƣởng về tƣơng lai của nhà trƣờng có thể đạt đƣợc, thể hiện mong muốn của nhà trƣờng và cộng đồng; khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trƣờng, các lĩnh vực phục vụ ƣu tiên và cách thức phục vụ của nhà trƣờng sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục HS.
Hiệu trƣởng chủ trì soạn thảo kế hoạch xây dựng và phát triển VHNT; tổ chức thảo luận lấy ý kiến về dự thảo kế hoạch, trong đó tập trung vào những giá trị văn hóa hiện tại và giá trị văn hóa mong đợi; lôi cuốn mọi ngƣời tham gia vào kế hoạch xây dựng VHNT.
Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của CBQL, GV, NV, Hiệu trƣởng hoàn chỉnh bản kế hoạch; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Hiệu trƣởng chỉ đạo các cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng thực hiện theo kế hoạch xây dựng VHNT đã đề ra.
dựng VHNT của tổ chức, cá nhân trong nhà trƣờng. Đánh giá đầy đủ, chính xác việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhà trƣờng, các khối lớp HS trong quá trình xây dựng VHNT hàng năm. Kịp thời phát hiện những mặt tốt để động viên, những mặt còn lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa.
Giúp cho ngƣời Hiệu trƣởng, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng niềm tin và thái độ đúng đắn về triết lý giáo dục chung và riêng cho trƣờng mình.
Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trƣờng tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng giáo dục VHNT. Duy trì có nề nếp việc sơ tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
3.2.2. 3. Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch tầm nhìn chiến lƣợc và định hƣớng dài hạn về VHNT của nhà trƣờng:
Hiệu trƣởng xác định các quan điểm, đƣờng lối của Đảng, các vấn đề lý luận liên quan để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng xây dựng VHNT.
Hiệu trƣởng xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong và ngoài nhà trƣờng.
Hiệu trƣởng xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa nhà trƣờng với các đoàn thể nhƣ Công đoàn, Chi đoàn, Chi hội khuyến học,...Tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong nhà trƣờng và giữa các thành viên trong trƣờng với bên ngoài.
Hiệu trƣởng xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng cho nhà trƣờng theo đúng nguyên tắc kế thừa và phát triển các hệ giá trị văn hoá tốt đẹp.
Hiệu trƣởng lập kế hoạch xây dựng VHNT theo từng học kỳ, năm học phải có tính khả thi và hiệu quả cao, xây dựng kế hoạch theo quy trình gồm các bƣớc:
Hiệu trƣởng phân tích thực trạng, thời cơ, đánh giá tình hình VHNT, nội dung này tổ chức các hội nghị xin ý kiến đóng góp các chuyên gia, giáo viên trong trƣờng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức phải đối mặt.
Hiệu trƣởng đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu trong việc xây dựng VHNT, cần thực hiện đúng quy trình để đánh giá tính khả thi và bền vững của các chỉ tiêu. Nội dung này cần thông qua thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia.
Hiệu trƣởng xác định các nguồn lực về con ngƣời, cơ sở vật chất, tài chính, các biện pháp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả.
Hiệu trƣởng xác định chỉ số theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Hiệu trƣởng trình bày dự thảo kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp của tập thể sƣ phạm nhà trƣờng, từ đó điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch.
Hiệu trƣởng trình Hội đồng trƣờng phê duyệt kế hoạch xây dựng VHNT và tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch.
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức xây dựng VHNT ở trường THCS
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiện toàn BCĐ xây dựng VHNT nhà trƣờng để giúp cho Hiệu trƣởng trong việc chỉ đạo, thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT hàng năm. Xác lập quyền hạn, trách nhiệm đối với từng đầu công việc quan trọng phân rõ chức năng, nhiệm vụ sẽ khai thác đƣợc các năng lực sáng tạo của từng thành viên để họ để tăng hiệu quả công việc. Giúp Hiệu trƣởng hoàn thiện nội dung xây dựng VHNT một cách đầy đủ, toàn diện; đáp ứng yêu cầu xây dựng VHNT phù hợp với xu thế phát triển GD&ĐT trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và toàn cầu hóa, giao lƣu văn hóa nhƣng vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa riêng.
Giúp tăng cƣờng sự phối hợp của các bên liên quan trong quá trình xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS trên địa bàn huyện.
Giúp cho các thành viên trong nhà trƣờng xác định trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ trong việc thực hiện xây dựng VHNT trong giai đoạn trƣớc mắt và lâu dài.
Xây dựng mối quan hệ giữa CBQL với GV, NV, giữa GV với GV, vì đây là mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Hàng năm rà soát, kiện toàn BCĐ xây dựng VHNT để giúp Hiệu trƣởng chỉ đạo, thực hiện các hoạt động của nhà trƣờng. Đồng thời hiệu trƣởng “Phân quyền quản lý để tham mƣu sắp xếp, bố trí nhân lực và phân công trách nhiệm quản lí,
huy động CSVC, tài chính để thực hiện tốt kế hoạch”. BCĐ thực hiện thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện huy động các nguồn lực là rất quan trọng.
Hiệu trƣởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ để thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc thƣờng xuyên. Phân quyền quản lý: Sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, phân công trách nhiệm quản lí, huy động đầu tƣ CSVC, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch; cần phải rõ quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời/tổ chức đƣợc phân công, tạo sự chủ động và phát huy tối đa năng lực, trí tuệ của các thành viên nhà trƣờng vào xây dựng các tiêu chí VHNT.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
VHNT trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay phải là văn hóa của một tổ chức học tập, phục vụ mục đích học tập suốt đời cho HS và GV.
Vì vậy, khi kiện toàn BCĐ để sắp xếp, lựa chọn, bố trí CBQL và đội ngũ xây dựng VHNT phải thật sự tâm huyết với nghề, nhiệt huyết, trách nhiệm và đầy tình thƣơng với đồng nghiệp, với HS.
Trên cơ sở định hƣớng đã đƣợc xác định Hiệu trƣởng tiến hành thành lập nhóm soạn thảo bộ tiêu chí gồm các thành viên chủ chốt, có năng lực trong nhà trƣờng do Hiệu trƣởng làm trƣởng nhóm, các thành viên trong ban chỉ đạo là thành viên ban soạn thảo.
Hiệu trƣởng mạnh dạn đổi mới công tác quản lý; xây dựng chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng theo từng giai đoạn 5 năm, 10 năm, trong đó chú ý đến việc xây dựng VHNT trong tình hình mới.
Hiệu trƣởng hoàn thiện nội dung xây dựng VHNT gồm: Xác định đƣợc sứ mệnh, tầm nhìn, các hệ giá trị cốt lõi, mục tiêu và các biện pháp chiến lƣợc của nhà trƣờng; định hình hệ thống giá trị cốt lõi; xây dựng những yếu tố hữu hình và vô hình của VHNT.
Hiệu trƣởng luôn luôn chú ý phát huy tính dân chủ, chia sẻ quyền lực, mạnh dạn phân công, cho cấp dƣới; thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để hoạt động xây dựng VHNT đƣợc tổ chức ngày càng hiệu quả hơn; kịp thời khen thƣởng để động viên những nỗ lực của các thành viên trong nhà trƣờng và BCĐ.
Hiệu trƣởng phải hết sức quan tâm đến hệ thống các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trƣờng. Triển khai kế hoạch đã phê duyệt theo từng học kì, từng tháng; phát huy vai trò của GV và tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch.
Hiệu trƣởng huy động các nguồn lực ngoài nhà trƣờng, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong việc tham gia xây dựng VHNT.
Hiệu trƣởng cần bố trí kịp thời CSVC, cân đối các nguồn tài chính để xây dựng VHNT bằng nhiều nguồn lực khác nhau nhƣ: Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn tài chính hợp pháp khác.
3.2.4. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng VHNT ở trường THCS
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp