Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
1.4. Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCS
1.4.1. Tầm quan trọng của việc quản lý xây dựng VHNT tại các trường THCS . 25
Nói đến con người là nói đến văn hóa, vì toàn bộ những văn hóa làm nên những phẩm chất, năng lực tinh thần của con người. Đối với nhà trường là nơi bảo tồn và lưu truyền các giá trị văn hóa nhân loại; nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hóa cho tương lai; nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, theo những cách thức văn hóa, dựa trên những phương tiện văn hóa, trong môi trường văn hóa đại diện cho mỗi vùng, miền, địa phương.
VHNT có tác động đến mọi khía cạnh sư phạm của nhà trường. VHNT có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Xây dựng VHNT có ý nghĩa tích cực đối với HS, đối với GV và cả đối với lãnh đạo nhà trường.
* Đối với HS: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đến hoạt động học tập, rèn luyện của HS. Cụ thể là:
- Tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho HS: Dưới ảnh hưởng của VHNT lành mạnh, HS cảm thấy vui vẻ, thoải mái trong học tập. Do đƣợc thừa nhận, đƣợc tụn trọng, cảm thấy mỡnh cú giỏ trị, HS thấy rừ trỏch nhiệm của mỡnh đối với gia đình, thầy cô và bản thân. Từ đó, tích cực khám phá, tích cực tương tác với GV, bạn học, nỗ lực phấn đấu đạt thành tích học tập tốt nhất.
- Tạo ra môi trường thân thiện cho HS: HS được học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn (về vật chất và tinh thần); HS cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của bạn học; Khuyến khích HS phát biểu/bày tỏ quan điểm cá nhân; Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi giữa thầy và trò.
* Đối với GV: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đến hoạt động sƣ phạm của GV. Cụ thể:
- Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV: Dưới ảnh hưởng của VHNT lành mạnh, GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những khúc mắc hay vấn đề khó khăn mà họ đang gặp phải, sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Trong không khí cởi mở và thân mật, GV quan tâm đến công việc của nhau, cùng nhau tích cực trao đổi về phương pháp và kỹ năng giảng dạy, cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Tạo bầu không khí tin cậy, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, học tập: Bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích GV sáng tạo và đổi mới, khuyến khích đối thoại hợp tác, chia sẻ quyền lực và khuyến khích tính tự chịu trách nhiệm… Từ đó cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của nhà trường.
* Đối với CBQL: VHNT lành mạnh có tác dụng tích cực đối với công tác quản lý, lãnh đạo của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng nhà trường. Cụ thể:
- Tạo bầu không khí dân chủ, thu hút đƣợc sự ủng hộ của mọi thành viên để hoạch định sự phát triển nhà trường đúng hướng: VHNT lành mạnh nuôi dưỡng bầu khụng khớ cởi mở, dõn chủ, mỗi CBQL, GV đều hiểu rừ trỏch nhiệm, tớch cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học. Ở đó, con người được coi trọng thực sự, luôn cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi ngươi.
- VHNT lành mạnh tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới, giữa CBQL, GV, NV trong tập thể sư phạm, giữa GV và HS trong nhà trường đồng thời tạo ra môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Đó là nền tảng
tinh thần cho sự sáng tạo và đổi mới.
- VHNT lành mạnh giúp cho CB, GV, NV và HS có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của tổ chức nhà trường, được làm việc vì những mục tiêu cao cả của nhà trường. Điều đó tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho mỗi thành viên của tập thể sư phạm nhà trường, cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lƣợng dạy học, giáo dục. Trong bối cảnh đó, nhà quản lý có thể chia sẻ với mọi thành viên những thuận lợi, khó khăn của nhà trường, cùng tìm kiếm cơ hội, hoạch định bước đi phù hợp cho nhà trường trong từng giai đoạn phát triển, lôi cuốn mọi người đi theo mình trong các hoạt động chung.
- Tin tưởng ở đồng nghiệp, thực hiện chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của GV, HS trong mọi hoạt động, cùng nhau đưa nhà trường phát triển. Ở đó, mọi người được coi trọng thực sự, nhà quản lý luôn cổ vũ sự hỗ trợ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Từ đó, tạo được động lực làm việc cho CB, GV và HS, xây dựng được nhà trường thân thiện, tích cực, tự quản tốt...
- Giúp hạn chế tiêu cực và xung đột trong quá trình quản lý: VHNT giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động. Từ đó, hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột, VHNT tạo ra hành lang pháp lý, đạo lý phù hợp để góp phần khắc phục, giải quyết xung đột trên nguyên tắc không để phá vỡ tính chỉnh thể của tổ chức nhà trường.
1.4.2. Kế hoạch hóa hoạt động xây dựng VHNT ở trường THCS 1.4.2.1. Xây dựng tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn về VHNT:
Để xây dựng VHNT thành công, đòi hỏi người hiệu trưởng phải xác định tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn, từ đó chỉ đạo, tổ chức lôi kéo mọi thành viên nhà trường thực hiện một cách tự nguyện, từng bước tạo lập niềm tin, các giá trị văn hóa một cách tự giác, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt trong mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, phải biết sử dụng tốt các mối quan hệ, đánh giá đúng các tác động, ảnh hưởng từ bên trong, bên ngoài để có cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, đúng đắn.
Ngoài ra người hiệu trưởng phải xây dựng cho CBQL, GV, NV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; xây dựng niềm tin và thái độ đúng đắn về triết lý giáo dục chung và riêng của trường mình. Mỗi nhà trường có định hướng giáo dục nhân cách HS theo quan điểm giáo dục; giáo dục HS phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, các kỹ năng sống…Xây dựng thái độ, niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo động lực phấn đấu, đồng thời cũng là cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng giáo dục VHNT, tạo ra động lực cho họ phấn đấu vươn lên.
1.4.2.2. Từ tầm nhìn, định hướng cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn:
Mục tiêu chung của xây dựng VHNT ở trường THCS là từng nhà trường cần phải xác định để xây dựng các giá trị cho riêng trường mình. Những giá trị này phải phù hợp với giá trị theo triết lý giáo dục chung, đồng thời phải phù hợp với đặc điểm của nhà trường và mong muốn của các thành viên trong nhà trường.
VHNT cũng không thể xem nhẹ bộ mặt bên ngoài nhà trường. Để làm tốt công tác này, nhà quản lý cần xây dựng các nghi thức của nhà trường vừa đảm bảo các quy định của cấp trên vừa phù hợp với đặc điểm nhà trường. Xây dựng các nghi thức những vấn đề có liên quan đến hình thức của nhà trường như kiến trúc, trang trí, bài trí ở lớp học, phòng làm việc, khuôn viên,…; nghi thức về vấn đề liên quan đến các hoạt động như chào cờ, lễ kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng, chào đón, ...;
nghi thức về vấn đề liên quan đến cách thức sử dụng biểu tƣợng quốc gia nhƣ quốc huy, quốc kỳ, quốc ca hoặc các biểu tượng của nhà trường như logo, khẩu hiệu, trang phục.
Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHNT cần hướng tới:
+ Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng của nhà trường là việc làm cần thiết và trước tiên, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu giáo dục mang tính bảo tồn văn hóa dân tộc cũng như nội dung giáo dục văn hóa trong nhà trường đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường giáo dục có văn hóa.
+ Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ
giữa các thành viên trong và ngoài nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp theo đó là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có văn hóa.
+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác: Sự hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường biểu hiện thông qua niềm tin, việc tích cực, tự giác tham dự trong việc ra các quyết định liên quan đến sự phát triển của nhà trường; cam kết thực hiện công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trường; các thành viên được làm chủ các công việc của mình liên quan đến sự phát triển của nhà trường; các thành viên trong nhà trường có sự hợp tác, trên cơ sở học hỏi lẫn nhau, chia sẻ vì mục tiêu phát triển giáo dục chung của nhà trường.
Quan hệ giao tiếp giữa các thành viên trong nhà trường luôn cầu thị, lắng nghe và có đóng góp vào thành công của nhà trường; các kết quả học tập rèn luyện của học sinh đƣợc đánh giá khách quan, công bằng và đƣợc thông báo kịp thời cho học sinh và phụ huynh học sinh; cha mẹ học sinh luôn cảm thấy nhà trường thân thiện, cởi mở tin tưởng vào sự giáo dục, dạy học của nhà trường.
+ Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHNT cho HS cần phải đặt trong môi trường giáo dục văn hóa với các hoạt động có ý nghĩa, mang tính chất định hướng.
Xây dựng hệ thống các chuẩn mực VHNT đóng vai trò quan trọng, nhƣng phải đảm bảo khi du nhập văn hóa bên ngoài vẫn giữ gìn đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.
Cần xây dựng và giáo dục phương pháp tiếp nhận văn hóa có chọn lọc của các thế hệ tương lai cụ thể: Giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống cho HS;
giáo dục đạo đức, tác phong cho HS; giáo dục truyền thống hiếu học và tôn sƣ trọng đạo cho HS; giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn hóa cho HS.
+ Xây dựng VHNT cần hướng vào người học: Đáp ứng tốt yêu cầu về quyền lợi người học cần được xem như yêu cầu cần thiết yếu của VHNT; tăng cường phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học; khơi gợi, thúc đẩy tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân).
Những định hướng nêu trên có tính nguyên tắc cần được quán triệt trên tất
cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần về VHNT trở nên thân thiết, gần gũi và gắn bó với người học.