Chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 42 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ

1.4. Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THCS

1.4.4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường

Hiệu trưởng tổ chức xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, giá trị của nhà trường. Tầm nhìn là ý tưởng về tương lai của nhà trường có thể đạt được, thể hiện mong muốn của nhà trường và cộng đồng. Tầm nhỡn chỉ rừ quang cảnh hiện thực tin cậy và hấp dẫn của tương lai. Tầm nhìn là mục tiêu vẫy gọi, nó chỉ ra cầu nối từ hiện tại tới tương lai.

Sứ mạng khẳng định mục đích, lý do tồn tại của nhà trường; các lĩnh vực phục vụ ưu tiên và cách thức phục vụ nhà trường sẽ thực hiện để thỏa mãn nhu cầu giáo dục HS.

Giá trị là điều mà nhà trường cam kết thực hiện cho các bên có liên quan, các nguyên tắc chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường. Giá trị xác định phẩm chất của các thành viên trong nhà trường, tạo bản sắc riêng của nhà trường.

Hiệu trưởng giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hướng, chiến lược, mục tiêu).

Bằng hành động cụ thể, Hiệu trưởng thể hiện uy tín của mình và tạo điều kiện cho CBQL, GV thể hiện uy tín của họ về chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp;

khuyến khích và tích cực ủng hộ sự đổi mới, sự sáng tạo để GV phát triển tối đa khả năng của họ; coi trọng việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn để không ngừng phát triển đội ngũ; tạo điểu kiện để mỗi HS đều có cơ hội thể hiện khả năng/năng lực của mình.

Hiệu trưởng tạo điều kiện, khuyến khích sự đối thoại, trao đổi chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm; khuyến khích tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm trong nhà trường, từng nhóm lớp; tạo dựng bầu không khí cởi mở, dân chủ và nhân văn; xây dựng tập thể sƣ phạm đoàn kết, tin cậy lẫn nhau; xây dựng nề nếp, kỷ cương, dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường.

1.4.4.2. Chỉ đạo thiết lập, kiểm soát, điều chỉnh các mối quan hệ

Hiệu trưởng quan tâm xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy – trò, giữa trò – trò, giữa CBQL, GV, NV với nhau theo các chuẩn mực chung của xã hội và những quy định riêng của ngành giáo dục, của nhà trường; lên án, loại bỏ những biểu hiện phi văn hóa (văn hóa tiêu cực, không lành mạnh) trong nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các thành viên trong nhà trường với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Quy tắc ứng xử là tập hợp những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử có văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập… của các thành viên trong nhà trường nhằm tạo ra một môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh. Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là một văn bản do nhà trường ban hành được sự đồng thuận của đại đa số CBQL, GV, NV để xây dựng nhà trường có văn hóa; xây dựng nội quy của HS và CB, GV, NV; quy định về chuyên môn, về vệ sinh môi trường, về an toàn…

1.4.4.3. Chỉ đạo các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường

Hiệu trưởng chỉ đạo sưu tầm, tập hợp những tài liệu, hiện vật có liên quan đến việc thành lập, xây dựng và phát triển của nhà trường; những thành tích tiêu

biểu của tập thể nhà trường, của CBQL, GV, NV và HS trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường.

Tuyên truyền, giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; huy động các nguồn lực để xây dựng phòng truyền thống của nhà trường.

Hiệu trưởng có biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện để CBQL, GV, NV và HS mặc trang phục đẹp đẽ, lịch sự…; tổ chức các cuộc trao đổi về VHNT. Qua đó, đƣa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua. “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

Bản thân người hiệu trưởng phải gương mẫu, thực hiện phong cách lãnh đạo dân chủ, quan tâm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện giữa Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, giữa Hiệu trưởng và CBQL, GV, NV, giữa thầy cô giáo và HS, giữa nhà trường với gia đình học sinh cũng như với cộng đồng xã hội.

1.4.4.4. Hiệu trưởng ban hành các quy định, quyết định, văn bản quản lý để chỉ đạo, đốc thúc thành viên/tổ chức thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công đúng tiến độ và chất lượng. Trong chỉ đạo hoạt động xây dựng VHNT. Hiệu trưởng cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ hợp tác giữa GV với GV, vì đây là mối quan hệ đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần thúc đẩy GV quan tâm phát huy tính tích cực của HS; trách nhiệm, yêu thương HS; tin cậy và khuyến khích HS rèn luyện, phấn đấu, bày tỏ, phát biểu quan điểm cá nhân.

Hiệu trưởng trực tiếp tham gia các hoạt động xây dựng VHNT để kiểm tra, thúc đẩy và động viên, khích lệ những người/tổ chức thực hiện tốt hoặc uốn nắn những những người/tổ chức thực hiện chưa tốt. Đồng thời, đây cũng là cách để hiệu trưởng theo sát tình hình, kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi cần.

Tổ chức thực hiện là chức năng quan trọng giúp thúc đẩy sự triển khai đồng bộ, đạt chất lƣợng và tiến độ theo sự phân công đã xác định trong kế hoạch xây dựng VHNT. Vai trò chủ yếu trong tổ chức thực hiện là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc thành viên khác trong ban chỉ đạo được hiệu trưởng uỷ quyền; vì vậy

hiệu trưởng cần cú sự phõn định rừ ràng trong phõn cụng/phõn cấp chỉ đạo, xõy dựng kênh thông tin báo cáo…mới có thể chỉ đạo liên tục, kịp thời.

1.4.5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả xây dựng văn hoá nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)