Cấu trúc của văn hoá nhà trường ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 30 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ

1.3. Lý luận về xây dựng văn hoá nhà trường

1.3.3. Cấu trúc của văn hoá nhà trường ở trường THCS

Các nhà nghiên cứu khi bàn về cấu trúc VHNT đều nhất trí với một trong hai mô hình cấu trúc của Frank Gonzales và Clive Dimmock, VHNT có những phần nổi và phần chìm của nó. Trong một tổ chức nói chung, các giá trị văn hóa có những biểu hiện rừ ràng, dễ quan sỏt đƣợc và dễ thay đổi (văn húa chung của tổ chức) nhƣng cũng có những giá trị văn hóa ẩn chìm trong mỗi cá nhân (các giá trị, niềm tin và ý nghĩ của con người…) khó quan sát được hoặc khó thay đổi, tạo nên sự khác biệt về văn hóa của các thành viên.

Mô hình mà nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam sử dụng khi bàn về cấu trúc của VHNT là mô hình tảng băng (Sơ đồ 1.1).

Sơ đồ 1.1. Mô hình tảng băng về văn hóa nhà trường

Phần nổi của tảng băng là phần có thể nhìn thấy, bao gồm:

Sứ mệnh của nhà trường: Thể hiện những giá trị mong muốn của nhà trường; sứ mệnh đưa ra các thông điệp cốt yếu cho nhận thức và hành động của mọi thành viên trong nhà trường.

Tầm nhỡn của nhà trường: Thể hiện rừ ràng trong bản kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống đã giúp cho nhà trường tồn tại và phát triển.

Mục tiêu hoạt động của nhà trường: Hướng vào mục tiêu giáo dục quốc gia trong từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử, đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Phần nổi

- Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu - Logo, khẩu hiệu, biểu tƣợng

- Khung cảnh, cách bài trí lớp học - Đồng phục, các nghi thức, nghi lễ

- Các hoạt động văn hoá, học tập của trường…

Phần chìm

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân - Quyền lực và cách thức ảnh hưởng.

- Thương hiệu - Các giá trị

Những thực thể hữu hình nhƣ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; cách bố trí cảnh quan, khuôn viên của trường, cách bố trí lớp học; khẩu hiệu, lôgo, bảng hiệu; trang phục, đồng phục, nghi thức, nghi lễ; các hoạt động giáo dục.

Phần chìm của tảng băng chính là những giá trị, chuẩn mực:

- Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn của cá nhân.

- Các ý tưởng khác biệt về vai trò, sứ mệnh.

- Quyền lực và cách thức ảnh hưởng; sự cạnh tranh và hợp tác.

- Quan điểm về mối quan hệ và tầm nhìn trong công việc.

- Cảm giác về sự chân thật và tin tưởng.

- Kỹ năng, năng lực và các giá trị cá nhân.

- Quan điểm, mối quan hệ và tầm quan trọng của công việc,…

Văn hóa lành mạnh, hài hòa, phong phú, đa dạng là chiếc “nôi” nuôi dƣỡng con người về mọi mặt. Có không ít người đã khẳng định: văn hóa quyết định trường tồn của một tổ chức. Đó là ý nghĩa và tầm quan trọng lớn nhất của văn hoá.

Nó càng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà trường, đặc biệt là trường THCS; bởi lẽ, văn hoá là một tính chất đặc thù của nhà trường, hơn bất kỳ một tổ chức nào. Điều này đƣợc xác định dựa trên những căn cứ sau:

- Nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, chủ nhân gìn giữ và sáng tạo văn hoá cho tương lai.

- Nhà trường là nơi bảo tồn vào lưu truyền các giá trị văn hoá nhân loại.

- Nhà trường là nơi con người với con người (người dạy với người học) cùng hoạt động để chiếm lĩnh các mục tiêu văn hoá, theo những cách thức văn hoá.

Động lực sƣ phạm đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó văn hoá là một động lực vô hình có sức mạnh kích cầu hơn cả các biện pháp kinh tế, cụ thể:

- VHNT giỳp cỏc thành viờn trong trường thấy rừ mục tiờu, định hướng và bản chất công việc mình làm.

- VHNT phù hợp, tích cực tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các các CBQL, GV, NV trong tập thể sƣ phạm, giữa GV và HS; đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.

- VHNT tích cực giúp cho người dạy, người học và mỗi người xung quanh

có cảm giác tự hào, hãnh diện vì được là thành viên của nhà trường.

- Tóm lại, các yếu tố kể ra trong phần nổi và phần chìm của tảng băng tại Sơ đồ 1.1. chính là nội dung mà các trường THCS cần hình thành khi xây dựng VHNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường trung học cơ sở huyện iapa, tỉnh gia lai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)