9. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Năng lực quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng
Hiệu trƣởng chính là ngƣời dẫn dắt, khơi dậy và có trách nhiệm đối với quá trình xây dựng và phát triển VHNT nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong trƣờng mà họ quản lý. Hiệu trƣởng (ngƣời đứng đầu) là ngƣời nêu gƣơng cho toàn
thể các thành viên trong nhà trƣờng và cũng là yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công đạt mục tiêu xây dựng VHNT.
Việc xây dựng VHNT ảnh hƣởng rất lớn bởi quyết định của ngƣời đứng đầu nhà trƣờng là hiệu trƣởng.
Hiệu trƣởng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển VHNT:
- Tƣ duy phát triển giáo dục của ngƣời hiệu trƣởng ảnh hƣởng đến VHNT; - Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;
- Sự quan tâm, chú ý của hiệu trƣởng đến cái gì trong hoạt động của nhà trƣờng (cơ sở vật chất hiện đại hay sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ; phong trào văn thể mỹ hay tập trung vào chất lƣợng dạy – học thực sự) sẽ ảnh hƣởng chi phối VHNT;
- Hiệu trƣởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trƣờng; - Hiệu trƣởng xác định các đặc trƣng và chia sẻ tầm nhìn.
Trong xây dựng VHNT, hiệu trƣởng vừa thực hiện vai trò của nhà quản lí, vừa thực hiện vai trò của một ngƣời lãnh đạo. Thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trƣờng, hiệu trƣởng cần tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo những qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc. Thực hiện vai trò của ngƣời quản lý hiệu trƣởng phải là ngƣời có uy tín, có tài năng và đức độ, có khả năng thu phục lòng ngƣời.
1.5.2.2. Nhận thức của CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS
CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng của xây dựng VHNT. Nếu họ không có nhận thức tốt thì ở phía chủ thể, sẽ làm trì trệ các hoạt động do thiếu sự đồng thuận hoặc thiếu động cơ thực hiện; còn ở phía là đối tƣợng thì việc hình thành các yếu tố văn hoá sẽ rất khó khăn.
CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS có thể xem là những ngƣời trực tiếp tham gia xây dựng VHNT ở trƣờng THCS. Vì vậy, họ cần đƣợc bồi dƣỡng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phƣơng thức về xây dựng VHNT; về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trƣờng; về tình
hình thực trạng cũng nhƣ mục tiêu, nhu cầu mong muốn của các cá nhân, tổ chức trong xây dựng VHNT của chính trƣờng mình.
1.5.2.3. Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên
Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên quyết định nhận thức và hành động của họ về quá trình xây dựng VHNT. GV chính là những ngƣời nêu gƣơng đồng thời truyền đạt, dẫn dắt học sinh đến với những quy tắc ứng xử. Cả GV và HS đều là ngƣời thực hiện và hƣởng thụ những nét văn hóa tốt đẹp của nhà trƣờng do văn hóa ứng xử mang lại. Trong đó chất lƣợng và sự nêu gƣơng của đội ngũ GV có vai trò chi phối, quyết định.
Tiểu kết chƣơng 1
VHNT tập trung nhiều đến các giá trị cốt lõi cần thiết cho dạy học và ảnh hƣởng đến đời sống tinh thần của CBQL, GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tƣợng trong trƣờng từ lãnh đạo đến GV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trƣờng.
VHNT nói chung và VHNT ở các trƣờng THCS nói riêng, tuy mới phát triển ở nƣớc ta trong thời gian gần đây, nhƣng đến nay hệ thống lý luận đã đƣợc xây dựng đầy đủ và đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tốt để các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tế.
Việc xây dựng VHNT đối với trƣờng THCS có ý nghĩa quan trọng. Nó là yếu tố chiều sâu của thƣơng hiệu nhà trƣờng. VHNT gồm hai yếu tố chủ yếu là các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hệ thống các hành vi, các yếu tố hữu hình của nhà trƣờng. Hai yếu tố đó đƣợc mô tả một cách trực quan theo mô hình tảng băng và chúng phải đƣợc tập thể CBQL, GV, NV, HS thừa nhận tự nguyện, tạo nên bản sắc văn hóa nhà trƣờng. Quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng THCS là việc Hiệu trƣởng nhà trƣờng sử dụng các chức năng quản lý của mình để huy động mọi lực lƣợng, cả trong và ngoài nhà trƣờng nhằm xây dựng, hình thành và phát triển hai yếu tố VHNT đó.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƢỜNG TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN IA PA, TỈNH GIA LAI 2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.1.1. Mục đích khảo sát
Qua khảo sát nhằm mục đích đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai để từ đó đề ra các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phù hợp.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Luận văn tập trung khảo sát 2 nội dung chính:
- Thực trạng về công tác xây dựng VHNTtại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
- Thực trạng về công tác quản lý xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
2.1.3. Khách thể khảo sát
Luận văn tiến hành khảo sát trên các khách thể là CBQL, GV, NV và cha mẹ HS của 6/11 trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Trông đó: CBQL: 12, GV: 82, NV: 6; Cha mẹ HS: 80
2.1.4. Phương pháp tiến hành khảo sát và xử lý kết quả
Để có cơ sở đánh giá tình hình quản lý xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để xác định thực trạng.
Sau khi thu thập toàn bộ các phiếu điều tra, loại bỏ các phiếu ghi không đúng hoặc không đầy đủ, chúng tôi tập hợp kết quả từng nội dung điều tra sử dụng các phƣơng pháp sau để thống kê, phân tích kết quả thu đƣợc:
- Phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi để xác định thực trạng. - Phƣơng pháp thống kê để phân tích kết quả thu đƣợc.
a. Công cụ khảo sát gồm 3 mẫu phiếu hỏi cho từng đối tượng như sau:
Mẫu 1: Phiếu điều tra dành cho CBQL, GV, NV để thu thập thông tin về thực trạng xây dựng VHNT, thực trạng quản lý xây dựng VHNT và các yếu tố tác động đến VHTN tại các trƣờng THCS.
Mẫu 2: Phiếu điều tra dành cho cha mẹ HS về thực trạng xây dựng VHNT, quản lý xây dựng VHNT ở các trƣờng THCS (những lĩnh vực có liên quan đến gia đình).
Mẫu 3: Phiếu điều tra dành cho CBQL, GV, NV về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng VHNT.
b.Phát hành và hướng dẫn đánh giá, trả lời phiếu hỏi:
Sau khi hoàn thiện bộ phiếu hỏi, tôi thực hiện gặp gỡ CBQL, GV, NV nói rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của phiếu trƣng cầu ý kiến, hƣớng dẫn cách đánh giá. Sau khi CBQL, GV, NV trả lời xong phiếu hỏi, chúng tôi thu lại phiếu, phân loại, nhập số liệu và xử lý kết quả.
c.Thang đo và phương pháp xử lý số liệu:
Tất cả đánh giá đều áp dụng thang đo 4 mức độ, quy định điểm cụ thể như sau:
Điểm 4: Rất phù hợp/ Tốt/ Ảnh hƣởng rất mạnh/ Rất thƣờng xuyên/ Rất hiệu quả/ Rất quan trọng/ Thừa.
Điểm 3: Phù hợp/ Khá/ Ảnh hƣởng mạnh/ thƣờng xuyên/ Hiệu quả/ Quan trọng/ Đủ.
Điểm 2: Ít phù hợp/ Trung bình/ Ít ảnh hƣởng/ Ít thƣờng xuyên/ Ít hiệu quả/ Ít quan trọng/Thiếu.
Điểm 1: Không phù hợp/ Yếu/ Không ảnh hƣởng/ Không thƣờng xuyên/ Không hiệu quả / Không quan trọng/ Không có.
d) Áp dụng công thức tính điểm trung bình (ĐTB):
Trong đó:
+ xi là các giá trị khác nhau của tiêu chí (trƣờng hợp này là số điểm của 1 đối tƣợng nào đó đƣợc khảo sát có thể là: 1; 2; 3; 4).
+ ni là tần số tƣơng ứng của giá trị (trƣờng hợp này là số ngƣời đƣợc cho điểm 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc 1).
+ N là số các giá trị (trƣờng hợp này là số phiếu khảo sát thu về).
e) Các nhận định mức độ đánh giá theo ĐTB xác định như sau:
- Loại Tốt: 3,26 X 4,0; - Loại Khá: 2,51 X 3,25; - Loại Trung bình: 1,76 X 2,5; - Loại Yếu: 1,0 X 1,75;
Kết quả khảo sát từ 180 khách thể, sau khi thu thập, xử lý và kiểm tra tính chính xác của tính toán, đƣợc sử dụng làm minh chứng cho nhận định, đánh giá về thực trạng xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT tại các trƣờng THCS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai trong các phần dƣới đây.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai Gia Lai
2.2.1. Sơ lược về địa lí, điều kiện tự nhiên huyện Ia Pa
Huyện Ia Pa thành lập theo Nghị định số 104/2002/NĐ-CP ngày 18/12/2002 của Chính phủ, trên cơ sở diện tích và dân số của 9 xã phía Bắc sông Ayun huyện Ayun Pa. Ia Pa là một huyện phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Tổng diện tích toàn huyện là 868,5 km2 ; số dân là 58.00 ngƣời ( năm 2021). Đơn vị hành chính gồm 12 phòng ban, đơn vị trực thuộc; Đơn vị hành chính cấp xã gồm 09 xã: xã Ia Kdăm, xã Chƣ Mố, xã Ia Tul, xã Ia Broăi, xã Pờ Tó, xã Chƣ Răng, xã Kim Tân, xã Ia Mrơn, xã Ia Trôk. Huyện nằm trong vùng thung lũng lòng chảo thấp và kín gió nên nhiệt độ ở đây khá cao, độ ẩm thấp, lƣợng mƣa thấp.
Cơ sở hạ tầng của huyện còn nghèo nàn, chƣa phát triển: Có hệ thống điện nƣớc nhƣng vẫn chƣa về đƣợc hết với các vùng sâu vùng xa, có bƣu điện, ngân hàng, trƣờng học, cơ sở y tế, … chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản của ngƣời dân. Có đƣờng giao thông thuận lợi nối liền với thị xã Ayun Pa, đi qua huyện Kông Chro
đến thị xã An Khê, quốc lộ 19 và nhập vào quốc lộ 1A.
2.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Ia Pa
Huyện Ia Pa có diện tích gần 59.000 ha đất lâm nghiệp, trên 30.000 ha đất nông nghiệp (trong đó lúa nƣớc thủy lợi trên 9.185 ha), diện tích ngô hàng năm gần 2.890 ha, diện tích sắn trên 5.666 ha và trên 13.000 ha đất khá màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao nhƣ cây thuốc lá, mía,… Giao thông thuận lợi, nguồn lao động tại chỗ dồi dào và giá nhân công rẻ là những lợi thế của huyện để phát triển các ngành công nghiệp, nông, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc.
Trong những năm qua có một số doanh nghiệp tại các địa phƣơng đã tiếp cận và đầu tƣ ở một số ngành, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể: Công ty mía đƣờng Gia Lai đầu tƣ cho nông dân trồng mía; Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tƣ trồng cao su.
Toàn huyện có 9/9 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS. Phổ cập giáo dục tiểu học năm 2020 có 9/9 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2. Phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi duy trì 9/9 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
Công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo đƣợc ổn định, khối đoàn kết dân tộc đƣợc giữa vững. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thƣờng xuyên đƣợc tăng cƣờng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và kiểm soát. Công tác an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
2.2.3. Thực trạng giáo dục trung học cơ sở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
2.2.3.1. Khái quát chung về tình hình giáo dục huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai
Bảng 2.1. Quy mô trƣờng lớp, HS huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai năm học 2020-2021
Cấp học Lớp học Học sinh Tổng số Nữ Dân tộc thiểu số Nữ dân tộc thiểu số MN 85 2557 1265 1792 898 TH 202 5901 2930 4509 2159 THCS 89 3164 1760 2187 1286 Cộng 376 11.622 5.955 8.488 4.343
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa theo báo cáo tổng kết năm học 2020-2021)
Năm học 2020 – 2021, toàn ngành có 28 đơn vị trƣờng học với 376 lớp và 11.622 HS (MN: 85 lớp, 2557 HS; TH 202 lớp, 5901 HS; THCS 89 lớp, 3164 HS), cụ thể phân tích số liệu học sinh ở bảng 2.1.
Trong năm học 2020-2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị trƣờng học thực hiện các nhiệm vụ năm học trong đó chú trọng đến việc duy trì sĩ số HS, nâng cao chất lƣợng dạy học, tăng cƣờng tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số, xây dựng trƣờng học “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, duy trì và nâng cao chất lƣợng giáo dục thƣờng xuyên, chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
UBND huyện đã có kế hoạch đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị trƣờng học giai đoạn 2021-2025, kế hoạch xây dựng trƣờng Chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án dạy học ngoại ngữ. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong toàn ngành: cuộc vận động học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo; cuộc vận động duy trì sĩ số HS, phong trào thi đua xây dựng trƣờng học xanh-sạch- đẹp- an toàn”. Triển khai thực hiện Chƣơng trình phổ thông 2018 đối với lớp 1 và chuẩn bị triển khai thực hiện trong các năm tiếp theo. Chỉ đạo các đơn vị trƣờng học thực hiện tốt công tác chuyên môn, kết hợp với phòng chống dịch bệnh có hiệu quả. UBND huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục chuẩn bị tốt các điều kiện để các em HS bƣớc vào năm học mới và nâng cao chất lƣợng dạy học, thực hiện nghiêm túc chƣơng trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Năm học 2020-2021, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác huy động HS và duy trì sĩ số HS. Tuy nhiên, công tác huy động học sinh và duy trì sĩ số ổn định, HS mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 83 %. Tỉ lệ huy động HS 6 tuổi vào lớp 1 là đạt tỉ lệ 98,9 %. Tỉ lệ HS 11 tuổi vào lớp 6 đạt tỉ lệ: 98,8%. Toàn ngành duy trì sĩ số cuối năm học: Đạt 99,3 %.
Cơ sở vật chất đƣợc UBND huyện chú trọng, ngay từ đầu năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trƣờng có kế hoạch sửa chữa CSVC đảm bảo nhu cầu dạy và học. Bên cạnh đó đã tiến hành tham mƣu UBND huyện xây dựng mới một số phòng học, phòng chức năng, phòng bộ môn. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mƣu cho UBND huyện cấp kinh phí để đầu tƣ mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trƣờng nhƣ: Trang thiết bị đồ dùng tối thiểu cho các trƣờng mẫu
giáo, trang thiết bị dụng cụ văn phòng, máy vi tính, bàn ghế HS với tổng số tiền là 2.256.000.000 đồng (năm học 2020-2021).
Công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục, xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia cũng đƣợc Ngành, UBND huyện quan tâm. Đến nay toàn huyện có 8 trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng mức độ 2, chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc, ngành giáo dục huyện Ia Pa vẫn tồn tại những hạn chế: Chất lƣợng giáo dục chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra, HS mẫu giáo 5 tuổi lên tiểu học chƣa thuộc chữ cái, chữ số; HS đầu cấp cấp THCS đọc chƣa thông, viết chƣa thạo; công tác quản lý xây dựng và phát triển VHNT ở các trƣờng trên địa bàn