Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
2.4. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS huyện Ia
2.4.2. Thực trạng về lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường
* Kết quả thực hiện các nội dung lập kế hoạch xây dựng VHNT
Bảng 2.13. Đánh giá về chất lƣợng thực hiện các nội dung lập kế hoạch xây dựng văn hoá nhà trường
TT Nội dung
Mức độ
Tốt Khá TB Yếu ĐTB SL % SL % SL % SL %
1
Xây dựng tầm nhìn chiến lược và định hướng dài hạn về VHNT của nhà trường
55 55,0 29 29,0 13 13,0 3 3,0 3,4
2
Tầm nhìn, định hướng cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn khác nhau
49 49,0 30 30,0 15 15,0 6 6,0 3,2
3 Các chỉ tiêu, nhiệm vụ,
biện pháp xây dựng VHNT 46 46,0 27 27,0 21 21,0 6 6,0 3,1 4 Xây dựng các chuẩn mực
văn hóa chung và riêng 45 45,0 46 46,0 5 5,0 4 4,0 3,3 5 Xây dựng mối quan hệ hợp
tác 22 22,0 30 30,0 42 42,0 6 6,0 2,7
6 Đẩy mạnh hoạt động giáo
dục VHNT cho HS 43 43,0 28 28,0 19 19,0 10 10,0 3,0 7 Xây dựng VHNT cần
hướng vào người học 39 39,0 37 37,0 17 17,0 7 7,0 3,1 Xây dựng VHNT thành công, đòi hỏi người hiệu trưởng phải xác định tầm
nhìn chiến lược và định hướng dài hạn. Từ đó chỉ đạo, tổ chức vận động các thành viên trong nhà trường thực hiện một cách tự nguyện, từng bước tạo lập niềm tin, các giá trị văn hóa một cách tự giác, trên cơ sở đó hình thành thái độ, hành vi ứng xử tốt trong mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, phải biết sử dụng tốt các mối quan hệ, đánh giá đúng các tác động, ảnh hưởng từ bên trong, bên ngoài để có cơ chế kiểm tra, giám sát và điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời, đúng đắn.
Kết quả khảo sát tại Bảng 2.13 cho thấy tiêu chí về “các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHNT” đƣợc quan tâm nhiều nhất. Điều này chứng tỏ bất kì kế hoạch nào đều phải cú cỏc chỉ tiờu cụ thể, phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng cho từng thành viên. “Tầm nhìn chiến lược, định hướng dài hạn và cụ thể hoá thành kế hoạch các giai đoạn khác nhau” và “Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHNT cho HS”
đƣợc đánh giá khá tốt (có ĐTB 3,0 đến 3,2; trên 70 % ý kiến đánh giá tốt và khá).
Theo sau là “Các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp xây dựng VHNT, hoạt động giáo dục VHNT cho HS ”, và “Xây dựng VHNT cần hướng vào người học” đều đạt mức khá (ĐTB 3,1 và cũng trên 70% đánh giá tốt và khá). Tiêu chí “Xây dựng mối quan hệ hợp tác” không đƣợc đánh giá cao, có 6/100 chiếm 6,0% CBQL, GV, NV đánh giá mức độ yếu (ĐTB 2,7). Điều này thể hiện các tiêu chí đề ra đều đạt mức khá, trong khi đó, tiêu chí “xây dựng mối quan hệ hợp tác” còn yếu. Do đó, Nhà trường cần chú trọng xây dựng mối quan hệ hợp tác của trường mình.
* Đánh giá về kết quả xây dựng kế hoạch ở một số nội dung chủ yếu
Qua kết quả khảo sát Bảng 2.14, nội dung đƣợc đánh giá cao nhất là việc
“Đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHNT cho HS” (ĐTB 3,3 và 84,0% ý kiến đánh giá tốt và khá), điều đó cho thấy rằng trong nhà trường hiện nay việc xây dựng kế hoạch đã chú trọng đến việc đẩy mạnh hoạt động giáo dục VHNT cho HS là phù hợp và có hiệu quả. Các nội dung “Xây dựng VHNT hướng vào người học” trong nhà trường, “Xây dựng các chuẩn mực văn hóa giao tiếp” đều đạt mức khá (ĐTB từ 3,1 đến 3,2 và có trên 70% ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá).
Một số nội dung kế hoạch đƣợc đánh giá chƣa tốt, nhƣ “Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng” (ĐTB 2,7; 45,0% đánh giá trung bình và yếu).
Bảng 2.14. Đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch VHNT ở một số nội dung chủ yếu
T
T Nội dung
Mức độ
ĐTB Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
1
Mục tiêu chung của xây dựng VHNT ở trường THCS là từng nhà trường cần phải xác định để xây dựng các giá trị cho riêng trường mình
42 42,0 31 31,0 20 20,0 7 7,0 3,1
2 Các chỉ tiêu, nhiệm vụ,
biện pháp xây dựng VHNT 38 38,0 36 36,0 21 21,0 5 5,0 3,1 3 Xây dựng các chuẩn mực
văn hóa giao tiếp 42 42,0 31 31,0 27 27,0 4 4,0 3,2 4 Xây dựng mối quan hệ hợp
tác 42 42,0 33 33,0 25 25,0 2 2,0 3,2
5 Xây dựng các chuẩn mực
văn hóa chung và riêng 30 30,
0 25 25,0 33 33,
0 12 12 ,0 2,7 6 Đẩy mạnh hoạt động giáo dục
VHNT cho HS 46 46,0 38 38,0 14 14,0 2 2,0 3,3 7 Xây dựng VHNT hướng
vào người học 39 39,0 35 35,0 23 23,0 3 3,0 3,1 Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài việc chú trọng xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng VHNT, xây dựng các chuẩn mực, các mối quan hệ hợp tác, hiệu trưởng các trường THCS ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai cần quan tâm tăng cường các biện pháp “Xây dựng các chuẩn mực văn hóa chung và riêng” để tạo lập các giá trị riêng làm điểm nhấn cho thương hiệu của trường, cụ thể hoá các chuẩn mực giao tiếp và đặc biệt là tăng cường giáo dục VHNT cho HS. Có như vậy, hoạt động xây dựng VHNT mới đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện, hiệu quả, từ đó duy trì và phát triển bền vững hơn.