Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng văn hóa trong trường
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Cơ chế chính sách, sự chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp
VHNT có điều kiện phát triển mạnh mẽ khi nó được nhà trường và được các cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo, từ đó những điều kiện hỗ trợ mang tính quyết định cho các hoạt động xây dựng VHNT nhƣ: Sự phối hợp, chỉ đạo của các cấp các ngành; sự chung tay của các lực lƣợng xã hội; kinh phí cho xây dựng CSVC và các thiết chế văn hoá của trường THCS.
Mặt khác, mỗi khi cơ chế, chính sách có thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến quản lý xây dựng VHNT. Đi liền với những thay đổi đó, nhà trường phải cập nhật kế hoạch, thay đổi phương thức hoạt động mới có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Vì vậy, có thể nói yếu tố cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo của các cấp là mang tính
tiên quyết, tác động sâu sắc đến quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở trường THCS trong tình hình mới.
1.5.1.2. Môi trường văn hóa của địa phương
Môi trường văn hóa địa phương có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới việc xây dựng VHNT. Văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến quá trình phát triển văn hóa trong các nhà trường và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến CBQL, GV, NV và học sinh. Nhà trường không thể không chịu tác động trước sự tác động không ngừng của môi trường xung quanh mình nhất là thói quen ứng xử, giao tiếp trong mỗi gia đình, cộng đồng của nhà trường và học sinh.
Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường hoàn toàn có tác dụng lôi kéo CBQL, GV, NV và HS ra khỏi những thói quen ứng xử chƣa văn hóa đồng thời còn có khả năng tác động lại môi trường gia đình và xã hội.
1.5.1.3. Tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho xây dựng văn hóa nhà trường Tài chính và CSVC nhà trường vừa là phương tiện và là điều kiện hỗ trợ triển khai các hoạt động xây dựng VHNT, vừa là một trong những thuộc tính của VHNT (không có tài chính và CSVC thì không thể hình thành đƣợc các thiết chế văn hoá của nhà trường); cả hai mặt đó sẽ tác động, chi phối đến công tác quản lý xây dựng VHNT của người hiệu trưởng.
Các yếu tố vật chất như khuôn viên nhà trường, cách trang trí các phòng làm việc, phòng học, sân chơi, bãi tập, các dụng cụ, phương tiện dạy học, trang phục GV, HS...các yếu tố đó sẽ tạo nên niềm tự hào về trường, tạo bầu không khí tâm lý thoải mái, môi trường làm việc, học tập thân thiện, khiến họ tin tưởng và gắn bó hơn với nhà trường, góp phần tạo nên ý thức xây dựng VHNT.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Năng lực quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng chính là người dẫn dắt, khơi dậy và có trách nhiệm đối với quá trình xây dựng và phát triển VHNT nói chung và văn hóa ứng xử nói riêng trong trường mà họ quản lý. Hiệu trưởng (người đứng đầu) là người nêu gương cho toàn
thể các thành viên trong nhà trường và cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công đạt mục tiêu xây dựng VHNT.
Việc xây dựng VHNT ảnh hưởng rất lớn bởi quyết định của người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng.
Hiệu trưởng có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển VHNT:
- Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT;
- Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giỏ trị cốt lừi, niềm tin;
- Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì trong hoạt động của nhà trường (cơ sở vật chất hiện đại hay sự đoàn kết, hợp tác của đội ngũ; phong trào văn thể mỹ hay tập trung vào chất lượng dạy – học thực sự) sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT;
- Hiệu trưởng xỏc định, tập hợp tạo lập hệ thống giỏ trị cốt lừi của trường;
- Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.
Trong xây dựng VHNT, hiệu trưởng vừa thực hiện vai trò của nhà quản lí, vừa thực hiện vai trò của một người lãnh đạo. Thực hiện vai trò lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng cần tác động vào suy nghĩ, hành vi của CBQL, GV, NV và HS để họ hoạt động theo những qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc. Thực hiện vai trò của người quản lý hiệu trưởng phải là người có uy tín, có tài năng và đức độ, có khả năng thu phục lòng người.
1.5.2.2. Nhận thức của CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS
CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS vừa là chủ thể, vừa là đối tƣợng của xây dựng VHNT. Nếu họ không có nhận thức tốt thì ở phía chủ thể, sẽ làm trì trệ các hoạt động do thiếu sự đồng thuận hoặc thiếu động cơ thực hiện; còn ở phía là đối tƣợng thì việc hình thành các yếu tố văn hoá sẽ rất khó khăn.
CBQL, GV, NV, HS và cha mẹ HS có thể xem là những người trực tiếp tham gia xây dựng VHNT ở trường THCS. Vì vậy, họ cần được bồi dưỡng nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức về xây dựng VHNT; về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình
hình thực trạng cũng nhƣ mục tiêu, nhu cầu mong muốn của các cá nhân, tổ chức trong xây dựng VHNT của chính trường mình.
1.5.2.3. Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên
Phẩm chất, năng lực và tinh thần trách nhiệm của giáo viên quyết định nhận thức và hành động của họ về quá trình xây dựng VHNT. GV chính là những người nêu gương đồng thời truyền đạt, dẫn dắt học sinh đến với những quy tắc ứng xử.
Cả GV và HS đều là người thực hiện và hưởng thụ những nét văn hóa tốt đẹp của nhà trường do văn hóa ứng xử mang lại. Trong đó chất lượng và sự nêu gương của đội ngũ GV có vai trò chi phối, quyết định.
Tiểu kết chương 1
VHNT tập trung nhiều đến cỏc giỏ trị cốt lừi cần thiết cho dạy học và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của CBQL, GV và HS. Nó liên quan đến mọi đối tượng trong trường từ lãnh đạo đến GV, HS, cha mẹ HS và cộng đồng, đến mọi khía cạnh của nhà trường.
VHNT nói chung và VHNT ở các trường THCS nói riêng, tuy mới phát triển ở nước ta trong thời gian gần đây, nhưng đến nay hệ thống lý luận đã được xây dựng đầy đủ và đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tốt để các nhà quản lý giáo dục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tế.
Việc xây dựng VHNT đối với trường THCS có ý nghĩa quan trọng. Nó là yếu tố chiều sâu của thương hiệu nhà trường. VHNT gồm hai yếu tố chủ yếu là các chuẩn mực, giá trị, niềm tin và hệ thống các hành vi, các yếu tố hữu hình của nhà trường. Hai yếu tố đó được mô tả một cách trực quan theo mô hình tảng băng và chúng phải đƣợc tập thể CBQL, GV, NV, HS thừa nhận tự nguyện, tạo nên bản sắc văn hóa nhà trường. Quản lý xây dựng VHNT ở trường THCS là việc Hiệu trưởng nhà trường sử dụng các chức năng quản lý của mình để huy động mọi lực lượng, cả trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng, hình thành và phát triển hai yếu tố VHNT đó.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN IA PA, TỈNH GIA LAI
2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng