Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 98 - 101)

2.3.2.1 .Hạn chế

3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYTcho ngƣờ

3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý

bộ tính tốn, với mặt bằng giá thuốc và vật tư thiết bị y tế như hiện nay, nếu tần suất khám chữa bệnh BHYT người nghèo năm 2007 tăng lên 1,3 lần, thì mức đóng BHYT người nghèo cũng phải tăng lên 30%, nếu tăng lên 1,77 lần bằng mức bình quân của các đối tượng thì mức đóng cũng phải tăng lên 70% so với mức đóng hiện hành. Mức đóng của các đối tượng khác cũng phải tăng lên tương ứng với mức hưởng.

3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý BHYT cho người nghèo người nghèo

Việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội hay các đối tượng khác là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai chủ trương này còn nhiều bất cập, dẫn đến tác dụng của chiếc thẻ BHYT đối với người nghèo chưa cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do quản lý yếu kém. Thiết nghĩ đã đến lúc cần có sự thống nhất cụ thể trong việc cấp phát thẻ bảo hiểm y tế, tránh tình trạng lãng phí như hiện nay. Nhưng việc làm này lại khơng thể chỉ dựa vào 2 ngành BHXH và LĐ- TBXH mà cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể xã hội từ cơ sở đến huyện. Điều đáng lo ngại nhất hiện nay, đó là tình trạng số lượng đối tượng quá lớn trong khi đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, một số huyện chưa thực sự quan tâm, thậm chí cịn thiếu trách nhiệm đối vớicơng tác này. Chính vì vậy, tình trạng cấp trùng thẻ BHYT vẫn và sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi...

Để giảm thiểu khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động BHYT cho người nghèo, trong thời gian tới BHXH tỉnh cần phối hợp với Sở Y tế xây dựng chương trình quản lý bằng phần mềm để tăng cường quản lý nguồn quỹ BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng. Tỉnh cần mở rộng việc áp dụng tiến bộ khoa học

công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin trong cấp phát thẻ BHYT. Cụ thể, Nghệ An cần áp dụng hình thức thẻ có mã vạch hiện đang được áp dụng thí điểm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng và một số tỉnh thành khác, bởi đã có câu trả lời thuyết phục chính từ kết quả thực tiễn của việc in thẻ BHYT có mã vạch trên phần mềm quản lý số thẻ hiện nay.

Hình 3.1. Thẻ bảo hiểm y tế có mã vạch

Việc sử dụng thẻ BHYT có mã vạch đem lại nhiều điều lợi, trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, việc cấp phát thẻ BHYT đã tạo thuận lợi đối với cơ sở khám, chữa

bệnh và người dân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh phù hợp với chiến lược phát triển BHYT toàn dân.

Thứ hai, việc thực hiện in thẻ có mã vạch 2 chiều đáp ứng yêu cầu cải cách

hành chính như quản lý được dữ liệu phát hành thẻ chính xác, giúp phát hiện thẻ giả, giảm khối lượng cơng tác từ chối thanh tốn do nhập sai mã thẻ, tiết kiệm chi phí hành chính…đồng thời giúp cơ sở điều trị quản lý được bệnh nhân khám, chữa bệnh có tham gia BHYT; quyết tốn được nhanh chóng và chính xác hơn chi phí

điều trị của các bệnh nhân này với cơ quan BHXH qua ứng dụng mã vạch hai chiều in trên thẻ BHYT.

Thứ ba, dùng thẻ mã vạch giúp phát hiện những sai sót về dữ liệu trùng thẻ, về

sai mã thẻ, sai đối tượng mã hưởng quyền lợi, một người có nhiều thẻ mà trước đây cơng tác quản lý sổ thẻ chưa kiểm tra được. Việc ứng dụng phần mềm quản lý số thẻ trong công tác quản lý thẻ đã xây dựng được một hệ thống quản lý phân quyền sử dụng theo chức năng nhiệm vụ, xây dựng bảng phân quyền truy cập vào phần mềm tại BHXH thành phố và kiểm soát việc truy cập hệ thống của các BHXH tại huyện, thị.

Thư tư, việc in sổ, thẻ trên phần mềm quản lý số thẻ đáp ứng được yêu cầu

quản lý, kiểm tra, kiểm tra, kiểm soát việc phát hành cũng như quản lý dữ liệu tập trung tồn thành phố, địi hỏi phải tn theo các quy định chuyển dữ liệu. Đã thực hiện được tập trung dữ liệu thu hồi thẻ giảm do ngừng tham gia của toàn thành phố đảm bảo được việc quản lý, kiểm tra và kiểm soát. Thực hiện thống nhất về nghiệp vụ, đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc thao tác nghiệp vụ, tránh được tình trạng tự ý xóa, hủy dữ liệu khơng đúng quy trình.

Thứ năm, quản lý BHYT bằng thẻ có mã vạch cịn tạo điều kiện thuận lợi

trong cải cách hành chính, tránh tình trạng sai mã thẻ, tiết kiệm chi phí. Đồng thời, việc thực hiện cấp thẻ BHYT có mã vạch cũng sẽ khơng làm ảnh hưởng đến quy trình, quản lý thẻ BHYT hiện nay, mà còn giúp việc truy cập nhanh hơn, thuận tiện cho việc tra cứu thơng tin. Khi dùng thẻ BHYT có mã vạch, tại nơi tiếp nhận, người bệnh chỉ cần quẹt thẻ, các thông số về bệnh nhân sẽ hiện lên trên máy tính. Điều này sẽ rút ngắn thời gian chờ đợi ở khâu nhập thông tin, tạo điều kiện thuận lợi tra cứu, liên kết thông tin bệnh nhân, giảm thủ tục hành chính. Ngồi ra, với thẻ BHYT có mã vạch, việc quản lý về BHYT sẽ tốt hơn, cũng như ít xảy ra sai sót thơng tin về bệnh nhân.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)