Thành tựu, hạn chế trong hoạt động BHYTcho ngƣời nghèo tạ

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 73 - 76)

và vấn đề đặt ra

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Khám chữa bệnh cho người nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa nhân văn to lớn, bởi nó khơng chỉ góp phần thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe và thực hiện cơng bằng xã hội, mà cịn góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Nghệ An thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu chủ yếu có thể kể đến là:

Thứ nhất, xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc huy động

được nguồn kinh phí từ cộng đồng để xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở từng địa phương. Quỹ khám chữa bệnh giúp người nghèo được chăm sóc y tế tốt hơn là trích từ nguồn chi đảm bảo xã hội của tỉnh như trước đây, đặc biệt là đảm bảo được kinh phí KCB cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận hoặc ung thư.

Nhờ có thẻ BHYT, người nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo tăng lên rõ rệt. Người nghèo có thể đi khám chữa bệnh bất cứ lúc nào khi sức khỏe có vấn đề mà khơng phải bận tâm về kinh phí khám chữa bệnh. Với tấm thẻ BHYT, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo cũng thuận tiện hơn rất nhiều, người nghèo được bình đẳng với tất cả các đối tượng bệnh nhân khác, không bị mặc cảm cũng như phân biệt đối xử.

Thứ hai, chính sách, pháp luật về thực hiện BHYT cho người nghèo đã được

tuyên truyền phổ biến ở cơ sở thông qua tập huấn cho cán bộ cơ sở, trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Các cấp ủy chính quyền địa phương, các sở ngành chức năng đó quan tâm triển khai, hướng dẫn thực hiện, bình xét lập danh sách những người thuộc hộ nghèo, lập dự toán ngân sách đóng BHYT, thực hiện hướng dẫn quy trình cấp mới, cấp lại, đổi thẻ, tổ chức in ấn phát hành thẻ, ký hợp đồng với các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, cung ứng kịp thời kinh phí, cơ số thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo.

Thứ ba, mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh Nghệ An đã có sự phát triển

khá mạnh, trong đó có nhiều cơ sở nhận đăng ký KCB BHYT (KCB ban đầu). Ở hầu hết các trạm y tế xã, phường đều có KCB BHYT. Đó là điều kiện vật chất quan trọng, tạo thuận lợi cho người dân đến khám và điều trị bệnh, nhằm hướng tới mục tiêu khám chữa bệnh cho người nghèo trong thời gian tới là đảm bảo cho 100% người nghèo hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh khi có nhu cầu, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng, đẩy mạnh xã hội hóa để duy trì và phát triển Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

Thứ tư, trong thời gian qua, ngành y tế đó có sự phối hợp với Sở Lao động

Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và BHXH thực hiện tốt cơng tác KCB BHYT cho người nghèo. Sở Y tế đó vận động các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước đóng góp vào Quỹ BHYT cho người nghèo, nhằm hỗ trợ cho hoạt động KCB cho đối tượng này. Đồng thời Sở cũng đó có chủ trương nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trình độ cao và dành một phần kinh phí thu được từ những dịch vụ y tế trình độ cao cho việc nâng cao chất lượng KCB đối với người nghèo. Còn các cơ sở KCB BHYT đã phối hợp với cơ quan BHXH cải cách quy trình đón tiếp bệnh nhân, quy trình khám bệnh, nhập viện, chuyển tuyến, cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật. Nhờ vậy, ngay tại các huyện miền núi, đặc biệt khó khăn như Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu…, nơi có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60%, thì đa số người

dân đều có được thẻ BHYT, với hơn 80% đối tượng tại một số xã miền núi đã nhận được thẻ BHYT năm 2013.

Thứ năm, BHYT tỉnh đã rất chú trọng cơng tác lập danh sách, bình xét và cấp

thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo đảm bảo thời gian, cơ bản đúng và đủ đối tượng. Đến thời điểm này, 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT. Công tác khám chữa bệnh và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí BHYT người nghèo, cận nghèo được các ngành phối hợp đảm bảo khá tốt, đặc biệt là chi phí điều trị bình qn cho đối tượng nghèo, cận nghèo đạt số lượng tương đối cao. Nhìn chung, người nghèo đã được đảm bảo quyền lợi cơ bản theo đúng quy định trong quá trình KCB bằng thẻ BHYT.

Thứ sáu, số người nghèo tham gia BHYT tăng nhanh theo thời gian, với mức

trung bình có hơn 3 triệu lượt người khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT/năm. Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội đó được Nhà nước dùng ngân sách để mua và cấp thẻ BHYT nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đó được cải thiện rõ rệt. Quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia BHYT từng bước được mở rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, BHXH đó tạo ra nguồn tài chính cơng bằng đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo an sinh xã hội.

Thứ bảy, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa xã hội hóa hoạt động KCB BHYT với

nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tại Nghệ An, ngày càng có nhiều cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập tham gia khám chữa bệnh BHYT ban đầu. Thực tế, từ khi Luật BHYT có hiệu lực (từ tháng 10/2009), các bệnh viện ngồi cơng lập đã rất tích cực cải tiến các thủ tục đón tiếp, nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh. Chẳng hạn Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông- một trong những bệnh viện ngồi cơng lập có quy mơ lớn với 250 giường bệnh cùng nhiều phương tiện, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh như giường bệnh đa chức năng, buồng bệnh khép kín, các loại máy xét nghiệm, chẩn đoán tiên tiến...

Các bệnh viện đã ký hợp đồng với các trạm y tế xã về KCB bằng BHYT, cung cấp thuốc và vật tư y tế đầy đủ cho các TYT xã. Chẳng hạn, Bệnh viện đa khoa Tây Bắc đã ký hợp đồng KCB với 24 xã của huyện Nghĩa Đàn và 10 phường xã của Thị xã Thái Hòa. Bệnh viện đã chủ động đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu KCB của người dân. Đến nay, nhiều bệnh viện đã triển khai được những kỹ thuật khó mà trước đây chỉ có bệnh viện tuyến Trung ương mới làm được.

Hộp 1: Bệnh nhân nói gì về bệnh viện

“Dù khơng đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện 115 nhưng mỗi lần

có vấn đề gì về sức khỏe, tơi thường vào đây khám, bởi được đón tiếp ân cần, chu đáo, không phải chờ đợi lâu và không phải làm thủ tục phiền hà”

Đạt được những thành tựu trên là do nhiều nguyên ngân, trong đó một phần rất lớn là nhờ có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở ngành chức năng trong việc triển khai, hướng dẫn việc bình xếp, lập danh sách những người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lập dự tốn ngân sách đóng BHYT, thực hiện hướng dẫn quy trình thủ tục cấp mới, cấp lại, đổi thẻ, tổ chức in ấn phát hành thẻ, ký hợp đồng với các cơ sở y tế để KCB, đồng thời cung ứng kịp thời kinh phí, cơ số thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác KCB.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 73 - 76)