Tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 65)

2.2.2. Tình hình thực hiện BHYTcho người nghèo ở Nghệ An từ năm

2.2.2.3. Tình hình khám chữa bệnh cho người nghèo

Thực hiện Luật BHYT, Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Quyết định số 82/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám, chữa bệnh, quản lý và sử dụng quỹ BHYT. Hàng năm liên ngành Sở Y tế – BHXH Nghệ An đều ra văn bản hướng dẫn KCB ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT trên địa bàn tỉnh. Liên ngành đó tập trung chỉ đạo chuyển KCB BHYT ban

đầu về y tế tuyến xã, tuyến huyện. Đến nay trên địa bàn tỉnh trên 90% người có thẻ BHYT (trong đó có đối tượng người nghèo, cận nghèo) đăng ký KCB ban đầu tại Trạm y tế tuyến xã, tuyến huyện và tương đương.

Bảng 2.4:Kết quả thực hiện BHYT cho người nghèo tại tỉnh Nghệ An

Nội dung Năm Ngoại trú Nội trú Bệnh nhân (người) % sử dụng Chi phí/1 lần khám (1.000đồng) Bệnh nhân (người) % sử dụng Chi phí/1 lần khám (1.000đồng) 2009 11.251 10.0 280 1.125 1.0 2.500 2010 10.067 8.7 285 2.313 2.0 3.000 2011 9.852 9.1 288 2.483 2.3 4.500 2012 19.542 5.6 360 7.318 2.1 5.000 2013(ước) 99.530 28.0 396 11.019 3.1 5.300

Nguồn:BHXH tỉnh Nghệ An, Phòng Giám định BHYT

Qua bảng trên ta thấy số lượng người đi khám chữa bệnh ngoại trú các năm không đều nhau.Thực tế đó chỉ ra rằng người nghèo chỉ đi khám, chữa bệnh khi thấy mình có vấn đề về sức khỏe. Đây cũng chính là vấn đề của người nghèo. Số lượng tăng đột biến ở năm 2012 có 19.542 người đi khám ngoại trú, đây là thời điểm Bộ y tế ban hành Thông tư 04/TT-BYT - BTC về việc điều chỉnh giá một số dịch vụ y tế theo đó các cơ sở KCB tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nâng cao chất lượng hám chữa bệnh do vậy tần suất người nghèo đi khám tăng cao. Cũng theo số liệu trên cho chúng ta thấy rằng năm 2013 số lượng người đi khám chữa bệnh tăng rất mạnh so với trước. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của Chính phủ về KCB vượt tuyến đã tạo thơng thống cho người đi KCB, điều này cũng góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng thẻ BHYT người nghèo.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Số bệnh nhân Nội trú Ngoại trú

Đồ thị 2.1. Số bệnh nhân nghèo KCB nội trú và ngoại trú

Nguồn:BHXH tỉnh Nghệ An, Phòng Giám định BHYT

Tại Nghệ An, số bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn số KCB nội trú. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi nếu nội trú thì tuy chi phí về thuốc men khơng phải trả, nhưng chi phí về ăn uống, đi lại rất tốn kém, thậm chí cịn tốn kém hơn cả tiền thuốc men, nên người nghèo khơng đủ tiền để chi trả các khoản đó. Vì vậy, ngoại trú đối với họ là một cách để tiết kiệm chi phí KCB, thậm chí cũngcó nhiều người không đi KCB dù bị đau ốm và có thẻ BHYT. Theo một số nghiên cứu của Cục Quản lý và KCB (Bộ Y tế), tỷ lệ người nghèo bị ốm không điều trị chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Trong đó, khó khăn về kinh tế là lý do chính (chiếm 53% trong số người nghèo không chữa bệnh). Nếu phải KCB nội trú, thì người nghèo chủ yếu sử dụng dịch vụ nội trú tại bệnh viện huyện (chiếm 42% so với 16,9% người giàu) theo thống kê của Hội hành nghề Y của TP HCM [51].

Đồ thị 2.2: Chi phí KCB 1 lần bình qn của BN nội trú và ngoại trú

Nguồn: BHXH tỉnh Nghệ An, Phòng Giám định BHYT

Sơ đồ trên cho thấy chi phí cho 1 lần KCB bình quân của bệnh nhân nội trú và ngoại trú là có sự khác biệt rất lớn. Nếu sơ đồ 2.1 cho thấy số bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn nội trú, thì sơ đồ 2.2.lại cho thấy chi phí 1 lần KCB nội trú tiêu tốn nhiều hơn hàng chục lần so với KCB ngoại trú. Cụ thể, chênh lệch về chi phí KCB bình qn 1 lần giữa nội trú và ngoại trú năm 2009: 10,5 lần; 2010: 15,6 lần; 2011: 13,9 lần; 2012: 13,4 lần; và 2013: 13,5 lần. Đây là lý do rõ ràng nhất của tình trạng bệnh nhân nghèo KCB ngoại trú nhiều hơn nội trú đó đề cập ở trên.

Nếu so sánh khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo có thẻ BHYT với đối tượng BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện qua các năm dựa vào tần suất KCB tại tỉnh thì:

- Tần suất KCB của đối tượng người nghèo có thẻ BHYT nhìn chung là thấp hơn so với những người tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc (bảng 2.4).

- Tần suất KCB của người nghèo tăng dần hàng năm, nhưng mức tăng khơng cao và khơng ổn định, thậm chí có lúc năm sau thấp hơn năm trước. Ví dụ tần suất KCB nội trú của người nghèo có thẻ BHYT năm 2011 là 0,115 còn năm 2012 là 0,038. 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2009 2010 2011 2012 2013 Nội trú Ngoại trú

Bảng 2.5:So sánh tần suất KCB của các đối tượng tham gia BHYT Đơn vị tính:lượt/người/năm Nội dung 2009 2010 2011 2012 Nội trú Ng.trú Nội trú Ng.trú Nội trú Ng.trú Nội trú Ng.trú Người nghèo 0.045 0.361 0.038 0.453 0.115 0.542 0.038 0.452 Bắt buộc 0.235 0.638 0.159 0.987 0.875 0.687 0.658 0.925 Tự nguyện 1.235 2.358 2.687 1.287 2.215 1.587 2.358 2.215

Nguồn: Phòng Giám định BHYT ( BHXH Nghệ An)

Các số liệu trên cũng chỉ ra rằng, tần suất khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT tự nguyện là cao nhất. Còn người nghèo, tuy đã được phát thẻ BHYT miễn phí nhưng tần suất KCB lại thấp nhất. Nói chung, thường thì người nghèo chỉ đến bệnh viện, và mua thẻ BHYT khi nào đau ốm nặng, cịn ốm nhẹ thì chỉ tự mua thuộc uống, hoặc chịu đựng cho qua thơi. Điều này gây nên tình trạng khó khăn cho cơ quan BHYT cả trong hoạt động cấp, bán thẻ BHYT và cả trong KCB cho họ. Còn đối với người nghèo, khi họ đến bệnh viện thì bệnh tình đã quá nặng, phải chữa trị phức tạp hơn, dùng thuốc đắt tiền hơn nên chi phí cho điều trị lúc này cao hơn rất nhiều.

Bảng 2.6:Tổng hợp tần suất KCB, chi phí KCB bình qn 1 lượt và tổng chi phí KCB bình qn của người nghèo/năm thời kỳ 2009 - đến 2013

Nội dung Nội trú Ngoại trú

Số lượt sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo(lượt/1.000 người/năm)

378 436 Chi phí trung bình một lượt KCB (1.000 đồng/lượt KCB) 2.283 235 Tổng chi phí bình qn (1.000 đ/năm) 1.233 219

Bảng 2.6 phản ánh thực trạng chi phí KCB của người nghèo. Tính chung 1.000 người nghèo thì chỉ có 814 lượt người tiếp cận được với bệnh viện, trong đó số lượt sử dụng dịch vụ nội trú là 436, chiếm gần 53,6%; và số lượt sử dụng dịch vụ nội trú là 378, chiếm hơn 46,4%.Có thể dùng số liệu của chỉ tiêu chi phí trung bình một lượt KCB để lý giải tình trạng tại sao người nghèo lại khơng muốn điều trị nội trú, dù rằng ai cũng biết điều kiện điều trị nội trú tốt hơn ngoại trú rất nhiều, và cơ hội chữa khỏi bệnh cũng nhanh hơn nhiều. Đó là, chi phí điều trị nội trú lớn gấp 9,7 lần so với điều trị ngoại trú.

Có thể thấy rõ hơn sự khác nhau về mức độ thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo trong KCB BHYT qua 3 chỉ số nêu trên (biểu đồ 2.2).

Biểu đồ 2.1: Tần suất KCBvà chi phí KCB bình qn 1 lượt

Nguồn: Phòng Giám định BHYT ( BHXH Nghệ An) 2.2.2.4. Tình hình cân đối Quỹ

1. Cơng tác thu, quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm y tế tại tỉnh Nghệ An những năm qua đã có sự tiến bộ đáng kể. Từ năm 2009 đến nay, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Nghệ An đã thực hiện thu quỹ Bảo hiểm y tế vượt chỉ tiêu đề ra, trong đó năm 2009 đạt 103,1% kế hoạch; 2011 đạt 105,38%[52]. Cụ thể, số thu qua các năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2009 thu BHYT đạt 159.382,40 triệu đồng, thì năm 2010 đạt 206.490,61 triệu đồng, tăng 29,6% so với năm trước; năm 2011 đạt 290.501,21 triệu

đồng, tăng 40,7%; năm 2012 đạt 315.885,61 triệu đồng, tăng 8,7%; và năm 2013 ước đạt 369.256,34 triệu đồng, tăng 16,9%.

Công tác giám định chi quỹ Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện thường xuyên và không ngừng nâng cao về chất lượng; công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở khám, chữa bệnh được chú trọng, có chất lượng.Trong năm 2013, do Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, Sở Tài chính trong việc rà sốt đối tượng mua thẻ Bảo hiểm y tế trong năm 2013, nên giảm thiểu được tình trạng phát trùng thẻ Bảo hiểm y tế như các năm trước.

Chi BHYT cho người nghèo cũng tăng đều qua các năm. Năm 2009 chi được 158.896,76 triệu đồng; năm 2010 đạt 205.627,12 triệu đồng, tăng 29,4% so với năm trước; năm 2011 đạt 287.713,27 triệu đồng, tăng 40%; năm 2012 đạt 305.348,34 triệu đồng, tăng 12,3%; và năm 2013 ước đạt 358.756,341 triệu đồng, tăng 17,5%. Những số liệu này cho thấy sự quan tâm của tỉnh Nghệ An nói chung và hệ thống BHYT nói riêng đối với người nghèo, nó thể hiện tính nhân văn của hoạt động BHYT cho người nghèo hiện nay.

Bảng 2.7:Cân đối Quỹ BHYT cho người nghèo 2009- đến 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Năm Tổng thu Tổng chi Thu - Chi

2009 159.382,40 158.896,76 485, 64 2010 206.490,61 205.627,12 863,48 2011 290.501,21 287.713,27 2.787, 94 2012 315.885,61 305.348,34 10. 537,26 2013(ước) 369.256,34 358.756,34 10. 500,00 Nguồn: BHXH tỉnh Nghệ An

Mặc dù cả thu và chi BHYT cho người nghèo đều tăng, nhưng do tốc độ tăng thu nhanh hơn tốc độ tăng chi nên Quỹ BHYT ở Nghệ An có tình trạng bội thu. Thực trạng bội thu Quỹ BHYT cho người nghèo trong các năm từ 2009 đến 2013 lần lượt là: 485,64 triệu đồng; 863,48 triệu; 2.787,94 triệu; 10.537,26 triệu; và 10.500,00 triệu đồng.

Đồ thị dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn hoạt động thu-chi Quỹ BHYT cho người nghèo tại Nghệ An trong 5 năm qua:

Đồ thị 2. 3: Thu-chi Quỹ BHYT người nghèo 2009 - đến 2013

Nguồn: Phòng Giám định BHYT – Phòng Thu BHXH ( BHXH Nghệ An)

Cũng cần hiểu rằng, bội thu trong KCB BHYT khơng phải là một tín hiệu tốt, bởi bội thu khơng phải do người nghèo khơng có bệnh, hoặc số người ốm đau giảm xuống, mà là do người nghèo khi ốm đau rất ngại phải đến bệnh viện. Điều đó do nhiều nguyên nhân như: thủ tục KCB phiền hà, đường xá đi lại khó khăn, các đối tượng nghèo và cận nghèo chưa được sử dụng các dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao, do mệnh giá thẻ BHYT quá thấp và có cả nguyên nhân về kinh tế nữa. Mặc dù người dân không phải chi trả tiền KCB nhưng trên thực tế các khoản chi phí khơng chính thức và các chi phí chính thức khác cịn cao hơn chi phí chính thức rất nhiều, mà khả năng tài chính của họ lại rất hạn hẹp.

Điều nghịch lý là, trong khi Quỹ KCB người nghèo chi khơng hết thì ở nhóm đối tượng khác nguồn quỹ BHYT lại bị âm tới 118 tỉ đồng (chỉ riêng năm 2010). Kết luận rút ra ở đây là, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo còn hạn chế, dẫn đến sự bất bình đẳng trong chi phí khám chữa bệnhgiữa các đối tượng khác nhau.

2.3. Thành tựu, hạn chế trong hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo tại Nghệ An và vấn đề đặt ra và vấn đề đặt ra

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Khám chữa bệnh cho người nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa nhân văn to lớn, bởi nó khơng chỉ góp phần thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khỏe và thực hiện cơng bằng xã hội, mà cịn góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quá trình thực hiện BHYT cho người nghèo ở Nghệ An thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những thành tựu chủ yếu có thể kể đến là:

Thứ nhất, xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc huy động

được nguồn kinh phí từ cộng đồng để xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở từng địa phương. Quỹ khám chữa bệnh giúp người nghèo được chăm sóc y tế tốt hơn là trích từ nguồn chi đảm bảo xã hội của tỉnh như trước đây, đặc biệt là đảm bảo được kinh phí KCB cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận hoặc ung thư.

Nhờ có thẻ BHYT, người nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo tăng lên rõ rệt. Người nghèo có thể đi khám chữa bệnh bất cứ lúc nào khi sức khỏe có vấn đề mà khơng phải bận tâm về kinh phí khám chữa bệnh. Với tấm thẻ BHYT, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo cũng thuận tiện hơn rất nhiều, người nghèo được bình đẳng với tất cả các đối tượng bệnh nhân khác, không bị mặc cảm cũng như phân biệt đối xử.

Thứ hai, chính sách, pháp luật về thực hiện BHYT cho người nghèo đã được

tuyên truyền phổ biến ở cơ sở thông qua tập huấn cho cán bộ cơ sở, trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Các cấp ủy chính quyền địa phương, các sở ngành chức năng đó quan tâm triển khai, hướng dẫn thực hiện, bình xét lập danh sách những người thuộc hộ nghèo, lập dự tốn ngân sách đóng BHYT, thực hiện hướng dẫn quy trình cấp mới, cấp lại, đổi thẻ, tổ chức in ấn phát hành thẻ, ký hợp đồng với các cơ sở y tế để khám, chữa bệnh, cung ứng kịp thời kinh phí, cơ số thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người nghèo.

Thứ ba, mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh ở tỉnh Nghệ An đã có sự phát triển

khá mạnh, trong đó có nhiều cơ sở nhận đăng ký KCB BHYT (KCB ban đầu). Ở hầu hết các trạm y tế xã, phường đều có KCB BHYT. Đó là điều kiện vật chất quan trọng, tạo thuận lợi cho người dân đến khám và điều trị bệnh, nhằm hướng tới mục tiêu khám chữa bệnh cho người nghèo trong thời gian tới là đảm bảo cho 100% người nghèo hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh khi có nhu cầu, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng, đẩy mạnh xã hội hóa để duy trì và phát triển Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.

Thứ tư, trong thời gian qua, ngành y tế đó có sự phối hợp với Sở Lao động

Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và BHXH thực hiện tốt cơng tác KCB BHYT cho người nghèo. Sở Y tế đó vận động các tổ chức cá nhân trong và ngồi nước đóng góp vào Quỹ BHYT cho người nghèo, nhằm hỗ trợ cho hoạt động KCB cho đối tượng này. Đồng thời Sở cũng đó có chủ trương nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trình độ cao và dành một phần kinh phí thu được từ những dịch vụ y tế trình độ cao cho việc nâng cao chất lượng KCB đối với người nghèo. Còn các cơ sở KCB BHYT đã phối hợp với cơ quan BHXH cải cách quy trình đón tiếp bệnh nhân, quy trình khám bệnh, nhập viện, chuyển tuyến, cũng như thực hiện các dịch vụ kỹ thuật. Nhờ vậy, ngay tại các huyện miền núi, đặc biệt khó khăn như Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳ Châu…, nơi có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 60%, thì đa số người

dân đều có được thẻ BHYT, với hơn 80% đối tượng tại một số xã miền núi đã nhận được thẻ BHYT năm 2013.

Thứ năm, BHYT tỉnh đã rất chú trọng cơng tác lập danh sách, bình xét và cấp

thẻ BHYT cho người nghèo và cận nghèo đảm bảo thời gian, cơ bản đúng và đủ đối tượng. Đến thời điểm này, 100% hộ nghèo được cấp thẻ BHYT. Công tác khám chữa bệnh và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí BHYT người nghèo, cận nghèo được các ngành phối hợp đảm bảo khá tốt, đặc biệt là chi phí điều trị bình qn cho đối tượng nghèo, cận nghèo đạt số lượng tương đối cao. Nhìn chung, người nghèo đã

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)