2.3.2.1 .Hạn chế
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYTcho ngƣờ
3.2.2. Củng cố hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới ytế cơ sở
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thư về “Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở” và 2 năm triển khai Đề án thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020, mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế tuyến xã đã được củng cố một bước và đang dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã được nâng lên đáng kể, nhất là khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT nói chung và người nghèo nói riêng. Các bệnh viện đa khoa huyện ngày càng được củng cố về cơ sở vật chất và tăng cường nguồn nhân lực. Kinh phí đầu tư cho y tế cơ sở được tăng cường từ ngân sách và xã hội hóa đã hỗ trợ có hiệu quả cho việc xây dựng, nâng cấp cải tạo và sữa chữa cơ sở hạ tầng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế cơ sở, với 206/480 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (chiếm 43%). Thực hiện quyết định 1816 về tăng cường hỗ trợ chun mơn cho tuyến dưới, đã có trên 2008 lượt bác sỹ về công tác tại Trạm y tế.
Mặc dù vậy, do sự đầu tư chắp vá, lại cộng thêm những thiệt hại do thiên tai, bão lụt đã làm hư hỏng nhiều trạm y tế và một số cơ sở chăm sóc sức khỏe bị hư hỏng nặng, nhất là tại các huyện Hưng Nguyên, Nam Ðàn, Yên Thành, Thanh Khương, vì vậy sự phát triển hệ thống mạng lưới y tế cơ sở tại Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế ; Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế chậm được cải thiện; vấn đề xử lý chất thải ở các bệnh viện huyện còn bất cập; nguồn nhân lực của ngành y tế đến nay mới đạt 25,23 cán bộ/10 nghìn dân, trong đó các chỉ số về bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng viên/10 nghìn dân đều thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Đặc
biệt, tại các huyện miền núi khó khăn, thì sự thiếu hụt bác sĩ và dược sĩ đại học càng trầm trọng. Tất cả điều đó dẫn đến chất lượng dịch vụ y tế ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu. Thêm nữa, cơ chế chính sách vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;cơng tác đào tạo, thu hút nhân lực tại tuyến y tế cơ sở cịn nhiều khó khăn, nhất là tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ Đại học.
Để đạt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, trong thời gian tới, cần tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo và nâng cao trách nhiệm của các cấp các ngành, đoàn thể trong việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đào tạo bác sỹ liên thông, cử tuyển, đào tạo lại cho cán bộ tuyến xã đáp ứng yêu cầu chuyển giao kỹ thuật, công nghệ từ các bệnh viện tuyến trên; đầu tư xây dựng trạm y tế cho các xã mới thành lập, nâng cấp trạm y tế, bệnh viện đa khoa huyện, thành, thị xã, khuyến khích xã hội hố cơng tác y tế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ…
Trước mắt, cần đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho gần 30 bệnh viện trong tỉnh (nguồn vốn ODA Cộng hòa Liên bang Ðức), và thực hiện tốt kế hoạch đưa hàng trăm người đi đào tạo các loại hình trường lớp. Nhanh chóng hồn thành kế hoạch tỉnh đầu tư xây mới hơn 390 trạm y tế xã bằng nguồn vốn phi chính phủ, với hơn 76,8 triệu USD (vốn đối ứng hơn 11,58 triệu USD). Theo đó, chắc chắn phần lớn các trạm y tế thuộc các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ, Kỳ Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu... sẽ được xây mới và đầu tư toàn diện. Mặt khác, Nghệ An còn phải khẩn trương hơn để đến năm 2015 hoàn thành việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới các bệnh viện đa khoa Diễn Châu, Nghi Lộc, Thanh Chương, Yên Thành, Ðô Lương, Quỳnh Lưu, các trung tâm y tế Nghĩa Ðàn, thị xã Thái Hòa, Con Cng, Hồng Mai và củng cố phát triển 22 phòng khám đa khoa khu vực trong tỉnh nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.
Phải nhận thức rằng, Nghệ An là địa phương có dân số khá lớn, lại là trung tâm của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nếu không có sự đầu tư một cách tồn diện, người bệnh sẽ phải lặn lội “vượt tuyến” ra Hà Nội hoặc vào Huế chữa bệnh. Vậy nên, trong quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2020, tỉnh cần tập trung hoàn thành và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giường, với các trang thiết bị hiện đại của một bệnh viện loại 1 (đầu tư hơn một nghìn tỷ đồng) như máy cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đa diện, la-bô xét nghiệm tiên tiến.
Ngành y tế tỉnh cũng cần tiếp tục phối hợp chính quyền địa phương tháo gỡ các vướng mắc, hồn thành xây dựng các bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Ðàn, Con Cng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Ðồng thời Nghệ An còn tranh thủ các nguồn vốn khác để đầu tư nâng cấp, xây dựng các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa đi liền với ứng dụng các kỹ thuật mới vào điều trị. Hoàn thành kế hoạch đó, qui mơ Bệnh viện Sản - Nhi sẽ có 500 giường điều trị vào năm 2015, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An sẽ có 500 giường; các Bệnh viện Y học cổ truyền và Bệnh viện Tâm thần có 200-300 giường / bệnh viện. Bên cạnh đó, cần xúc tiến việc thành lập thêm các trung tâm tim mạch, huyết học - truyền máu (từ 50 đến 200 giường điều trị)... theo đề án phát triển hệ thống y tế đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt. Làm được những điều trên, đến năm 2015 Nghệ An sẽ có khoảng 7.500 giường bệnh (khơng kể số giường trong hệ thống trạm y tế và bệnh viện ngành đóng trên địa bàn), đạt 24 giường/10 nghìn dân và đến năm 2020 nâng lên 29 giường/10 nghìn dân.
Theo tính tốn của ngành y tế tỉnh, với hệ thống khám, chữa bệnh phát triển đến năm 2015, Nghệ An cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề chun mơn và tuyển dụng các loại trình độ hơn 2.500 cán bộ cho nhu cầu công tác ở các tuyến, trong đó có khoảng 35% đạt trình độ đại học trở lên. Bởi vậy, một mặt tỉnh cần quan tâm ưu tiên đào tạo theo địa chỉ và hình thức cử tuyển đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, mặt khác có chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, quản lý; mặt khác phải
có biện pháp để chống lại tình trạng hoặc là khơng tìm được người đưa đi đào tạo, bồi dưỡng (do cắt một số tiêu chuẩn), hoặc là một số trường hợp học xong tìm đường đi nơi khác như thời gian qua. Ðồng thời, tỉnh cũng cần có chính sách đặc thù cho địa bàn đặc biệt khó khăn, cho đối tượng cơng tác ở các chuyên khoa thuộc các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm để bảo đảm nguồn nhân lực hoạt động.
Để phát triển mạng lưới y tế trong điều kiện ngân sách tỉnh còn hạn hẹp, bên cạnh ngân sách của Nhà nước, địa phương và sự đóng góp của cộng đồng thơng qua viện phí, bảo hiểm y tế, Nghệ An phải nỗ lực tìm kiếm các nguồn đầu tư không thường xuyên (vốn vay ODA, nguồn viện trợ của các tổ chức và cá nhân nước ngoài). Tuy nhiên dưới hình thức nào thì việc quản lý, sử dụng sao cho hiệu quả nguồn kinh phí đầu tư vào các cơng trình cũng là địi hỏi đối với các ngành, các cấp trong tỉnh.
Nghệ An cần có kế hoạch đẩy mạnh việc xây dựng các bệnh viện ngồi cơng lập để giảm áp lực quá tải (115 - 140%) của bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện đa khoa huyện. Tuy nhiên, sự xuất hiện với tốc độ nhanh của các cơ sở dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tư nhân (chủ yếu ở khu vực thành phố Vinh) cũng đang phát lộ nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tăng cao, khiến công tác quản lý bệnh viện gặp khơng ít khó khăn, cũng là điều Nghệ An cần tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết.
Về lâu dài là thế, nhưng trước mắt, Nghệ An cần tập trung củng cố hệ thống y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở (tuyến xã) và tuyến huyện, vì đại đa số người nghèo KCB ở các tuyến này. Việc đầu tư nâng cấp các cơ sở KCB tuyến xã, huyện cần phải được đồng bộ cả cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ. Có như vậy người nghèo mới được hưởng đầy đủ các dịch vụ kĩ thuật, đặc biệt là các dịch vụ kĩ thuật cao.