2.3.2.1 .Hạn chế
3.1. Định hƣớng mục tiêu phát triển BHYTcho ngƣời nghèo ở Tỉnh
đến năm 2020
3.1.1. Định hướng
Để hướng tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm nay (2014), Việt Nam cần phải mở rộng đối tượng tham gia BHYT theo xu hướng BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, việc thực hiện BHYT tồn dân là khơng đơn giản, bởi thu nhập của đa số dân cư cịn thấp, lại chưa có thói quen đề phịng rủi ro. Vì vậy, đối với người nghèo và cận nghèo vẫn cần có sự chia sẻ, giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng để họ tham gia và thu hưởng các dịch vụ CSSK từ hệ thống y tế, đảm bảo công bằng xã hội.
Tại Nghệ An, để tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, từ nay đến năm 2020 Tỉnh ủy đã đưa ra Chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”, với mục tiêu: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộn, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân tỉnh Nghệ An trong việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT; tiến tới mục tiêu BHYT tồn dân.
Từ định hướng chung đó, phát triển hoạt động BHYT cho người nghèo ở tỉnh Nghệ An cần thực hiện các định hướng cụ thể sau:
Thứ nhất, UBND tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan,
chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt Luật BHYT và Nghị định số 62/2009/NNĐ-CP; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC và các văn bản liên quan khác nhằm khắc phục những hạn chế trong thực hiện BHYT cho người nghèo hiện nay. Đẩy mạnh cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách
BHYT cho người nghèo, cận nghèo. Các ngành, các cấp phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc tun truyền chính sách, pháp luật về BHYT cho người nghèo nhằm giúp họ hiểu được quyền và lợi ích của bản thân khi tham gia BHYT.
BHXH tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người nghèo. Phải xây dựng các chuyên đề, đề án công tác, phân công trách nhiệm từng nội dung công việc để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt NQ số 21/NQ-TW; Chương trình hành động số 22/CTr-TU và Kế hoạch này tạicác địa phương, đơn vị; Bám sát chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, xây dựng lộ trình thực hiện cho từng năm và cả giai đoạn 2014- 2020.Mở rộng hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đài truyền thanh cấp xã, loa truyền thanh xóm, in tờ rơi, panơ áp phích, hay lồng ghép trong các đợt sinh hoạt thường kỳ của khối xóm, thơn, bản... Đây là hướng đi cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực, vì nó dễ làm, lại phù hợp với trình độ và điều kiện của người dân nơng thơn.
Thứ hai, BHYT tỉnh cần xây dựng chỉ tiêu thực hiện BHYT hàng năm trên địa
bàn để hoàn thành các mục tiêu từ nay đến năm 2020; tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT; giải quyết tốt chế độ chính sách BHYT đúng đối tượng hưởng, chi trả kinh phí đảm bảo kịp thời, an toàn. Đồng thời, phải xây dựng Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT tồn dân giai đoạn 2014-2015 và 2020 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai nhanh các giải pháp cảnh báo việc đề nghị mua, cấp trùng thẻ BHYT đối với tổ chức, đơn vị; tránh cấp trùng thẻ BHYT.
Thứ ba, cần xác định đúng đối tượng là người nghèo được hưởng chính sách
BHYT của Nhà nước để vừa đảm bảo lợi ích của người nghèo, vừa nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước về BHYT cho người nghèo. Để làm được điều đó, cần có một quy trình chuẩn để xác định đúng và nhanh chóng danh sách đối tượng hộ nghèo để làm cơ sở cho việc cấp đúng, cấp đủ thẻ BHYT người nghèo trên địa bàn tỉnh. Công tác lập và xét duyệt danh sách người nghèo, hộ nghèo cần phải được cải
tiến cho hợp lý hơn để rút ngắn thời gian thực hiện, giảm thời gian chờ đợi chiếc thẻ BHYT của người dân. Có như vậy mới đảm bảo quyền lợi đầy đủ và kịp thời cho người nghèo.
Trong quá trình lập danh sách hộ nghèo cần đặc biệt chú trọng đến bộ phận người nghèo ở khu vực miền núi, khu vực khó khăn. Đặc biệt, cần lưu ý đến tính chính xác trong việc lập hồ sơ cho đối tượng, tránh những sai sót khơng đáng có như hiện nay (sai tên, tuổi, họ, đệm, thiếu chữ ký...) để khơng gây lãng phí cả về thời gian và tiền bạc khi phải in lại thẻ.
Thứ tư,phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác CSSK và
các hoạt động thể dục-thể thao để tăng cường thể lực và cải thiện tầm vóc người dân Nghệ an. Bảo đảm để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao và thuận tiện. Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả, rút ngắn chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực thành phố và các huyện ngoại thành. Phát triển mạnh y tế dự phòng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ của người dân, làm cho mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Tăng cường phát triển nhanh hệ thống y tế theo hướng hiện đại, đồng thời quan tâm phát triển rộng rãi y học cổ truyền dân tộc. Xây dựng, phát triển ngành ytế Nghệ An trở thành trung tâm y học của khu vực miền trung của cả nước.
Thứ năm, BHXH tỉnh phối hợp với ngành Y tế xây dựng chương trình quản lý
bằng phần mềm để tăng cường cơng tác quản lý nguồn Quỹ BHYT nói chung và Quỹ BHYT cho người nghèo, cận nghèo nói riêng. Tiếp tục thực hiện tốt hơn cơng tác giám định chi phí KCB BHYT, chống lạm dụng thẻ BHYT, lạm dụng dịch vụ kỹ thuật trong KCB bằng thẻ BHYT.
3.1.2. Mục tiêu phát triển BHYT cho người nghèo đến năm 2020
Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ BHYT, tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia BHYT, phấn đấu thực hiện BHYT toàn dân. Cân đối và quản lý nguồn Quỹ BHYT an toàn, hiệu quả.
Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014-2020:
+ Phấn đấu đạt 75% dân số tham gia BHYT vào năm 2015 và trên 85% dân số tham gia BHYT vào năm 2020;
+ Nâng cao chất lượng KCB BHYT, đáp ứng nhu cầu KCB của người tham gia BHYT
+ Sử dụng an toàn, bảo đảm cân đối Quỹ BHYT trong dài hạn;
+ Xây dựng hệ thống BHYT theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu quả cao, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
+ Phát triển hệ thống y tế cơ sở vững mạnh cả về đội ngũ và trang thiết bị, nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn quốc gia vào năm 2020, với các chỉ tiêu cơ bản:
- Có 95% Trạm có bác sỹ cơng tác,
- 100% Trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi,
- 60% Trạm y tế đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế vào năm 2015 và 80% vào năm 2020
- Sẽ có khoảng 7.500 giường bệnh (khơng kể số giường trong hệ thống trạm y tế và bệnh viện ngành đóng trên địa bàn), đạt 24 giường/10 nghìn dân vào năm 2015 và 29 giường/10 nghìn dân vào năm 2020.
-Phấn đấu một số bệnh viện đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hạng 2, đến năm 2020 có 100% bệnh viện huyện đảm bảo đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, củng cố các phòng khám đa khoa khu vực…