2.3.2.1 .Hạn chế
2.3.3. Một số vấn đề đặt ra trong BHYTcho người nghèo ở tỉnh Nghệ
Một là, việc quy định người nghèo cùng chi trả 5% chi phí KCB là rất khó cho
đối tượng, vì 5% chi phí KCB đối với người nghèo đã là quá lớn. Luật BHYT mới quy định bệnh nhân nghèo có thẻ BHYT phải chi trả 5% viện phí là nhằm mục đích tránh lạm dụng BHYT, nhưng đối với người nghèo, 5% là khoản đóng góp quá lớn,
nhất là vào những thời điểm khó khăn như thiên tai, mất mùa... Đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như phải chạy thận, ung thư... mặc dù có thẻ BHYT vẫn phải chi trả 5% viện phí là vượt q khả năng thanh tốn của họ. Vì thế, có nhiều bệnh nhân nghèo khơng có tiền chi phí thuốc men, đành phải bỏ điều trị. Trong Luật BHYT mới quy định, người nghèo bị tai nạn giao thơng do phạm luật thì khơng được hưởng chế độ BHYT. Tuy nhiên khi xảy ra tai nạn giao thơng thì hầu hết các nạn nhân đều khơng có giấy chứng nhận của cơ quan chức năng về việc họ có vi phạm Luật Giao thông hay không. Về những trường hợp này, ở mỗi cơ sở y tế lại có cách xử lý khác nhau. Đối với Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An, hướng giải quyết là “lách luật”, tức là để họ được hưởng chế độ, rồi bệnh viện linh động chỉ ghi vào hồ sơ bệnh án là do tai nạn rủi ro.
Để khắc phục bất cập nêu trên, thiết nghĩ phải nâng cao công tác tuyên truyền về Luật BHYT cho người dân, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với các cơ quan liên quan từ cấp thôn bản đến cấp huyện. Riêng đối với những người có hồn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo, nên khám chữa bệnh miễn phí. Có như vậy việc khám chữa bệnh từ cơ quan y tế đến với người nghèo mới được thuận lợi, an sinh xã hội mới được đảm bảo.
Hơn nữa, theo Luật BHYT năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì người nghèo đi KCB được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi chuyển viện từ bệnh viện tuyến huyện và tương đương lên các tuyến trên, nhưng trên thực tế nhiều năm qua người nghèo đi khám bệnh, chữa bệnh vẫn không được hỗ trợ chi phí vận chuyển từ nhà hoặc từ trạm y tế xã đến bệnh viện huyện. Đây cũng là vật cản đối với người nghèo trong việc sử dụng các dịch vụ y tế.
Hai là, quy trình cấp và quản lý thẻ BHYT phải có ảnh cũng đang bất cập đối
với người nghèo. Trên thực tế, đối tượng người nghèo chủ yếu là người dân tộc vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, nên họ thường khơng có giấy tờ tùy thân gắn ảnh, gây khó khăn trong cơng tác giám định của cơ quan BHXH và cơ sở KCB. Vậy nhưng, với đối tượng này để có được tấm ảnh là điều rất khó, và trong nhiều trường hợp có ảnh rồi thì việc bảo quản và sử dụng cũng không được tốt do kém hiểu biết.
Ba là, là mức đóng phí BHYT thấp. Theo Luật BHYT, mức đóng BHYT cho
người nghèo bằng múc lương tối thiểu chung / năm (hiện nay là 1.150.000 đồng),
nhưng mức đóng này cũng chỉ đảm bảo tần suất KCB bình quân một lần /thẻ/năm, nên khơng thể bù đắp chi phí KCB của người nghèo.
Bốn là, hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện đều
đang trong tình trạng quá tải. Tổng số thẻ BHYT phát hành trong năm 2013 là 2.099.918, nhưng tổng lượt KCB tại cơ sở KCB trong tỉnh lại lên đến 3.407.747 lượt, đạt 168% trên tổng số thẻ BHYT. Hầu hết các bệnh viện đều quá tải, nhất là ở các cơ sở tuyến tỉnh, thành phố. Tại bệnh viện Sản – Nhi, có lúc số lượng bệnh nhi nhập viện gia tăng nên buộc bệnh nhi phải nằm ghép, nhiều khoa phải kê thêm giường bệnh ở hành lang. Theo quy định, những trường hợp bệnh nặng mới được nhập viện điều trị nhằm hạn chế quá tải. Thế nhưng tại các khoa điều trị đều trong tình trạng 3 đến 4 cháu nằm một giường. Trước tình hình này, nhiều khoa đã phải sắp xếp mở thêm giường bệnh theo yêu cầu. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết như hiện nay thì tình trạng quá tải vẫn sẽ tiếp diễn ở mức độ nặng hơn vì lượng bệnh nhân dự báo sẽ mỗi ngày một đông.
Bệnh nhân chờ khám bệnh tại bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An
Sự mở rộng đối tượng tham gia BHYT sẽ làm cho tình trạng quá tải trầm trọng thêm vì khi tham gia BHYT, rào cản về tài chính được thu hẹp, người dân sẽ chủ
động đi KCB sớm và thường xuyên hơn. Trong trường hợp đó, nhân viên y tế và Bảo hiểm xã hội có muốn làm hài lịng bệnh nhân cũng khơng thể làm được. Bác sĩ phải khám hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày nên khơng cịn đủ thời gian chăm sóc và tư vấn cho bệnh nhân.
Năm là, mức hưởng BHYT quá phức tạp gây bất lợi cho đối tượng tham gia
BHYT vì họ khơng nắm bắt được quyền lợi của mình khi đi khám chữa bệnh. Thêm vào đó, có một số bệnh chưa đưa vào danh mục được BHYT chi trả, như: lác mắt, sập mi, bệnh cận thị, viễn thị, loạn thị...,còn gây phức tạp không kém trong giải quyết KCB và thanh tốn viện phí.
CHƢƠNG 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂMY TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN