2.3.2.1 .Hạn chế
3.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động BHYTcho ngƣờ
3.2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương chính
và Nhà nước về CSSK cho người nghèo và cận nghèo
Để nâng cao tỉ lệ người nghèo, cận nghèo tham gia BHYT, từ năm 2013 đến năm 2020 BHXH tỉnh Nghệ An phải đề ra nhiều giải pháp thiết thực, trong đó quan trọng nhất vẫn là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ những quyền lợi, bước thực hiện KCB, thủ tục, lợi ích khi tham gia BHYT cho hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo. Đặc biệt, cần có sự phối hợp giữa các cấp, ngành liên quan trên địa bàn xây dựng nội dung và có kế hoạch tuyên truyền chính sách BHYT một cách thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên đài truyền thanh cấp xã.
Cụ thể, các cấp úy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị-xã hội cần xác định rõ trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo nói riêng.
Mặc dù ngành Y tế Nghệ An đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động tuyên truyền về chính sách, chế độ của Nhà nước đối với người nghèo trong lĩnh vực CSSK, song trên thực tế vẫn còn gần 40% dân số chưa tham gia BHYT, trong đó người nghèo chiếm tỷ lệ lớn. Vậy nên, trong những năm tới, các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHYT cho người nghèo, trọng tâm là Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 22/Ctr-TU của Tỉnh ủy để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội để từ đó tích cực và tự nguyện tham gia BHYT. Phải làm cho người nghèo thấy được BHYT là một trong hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm tham gia BHYT, và coi đó là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người dân, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong CSSK người dân.
Chính quyền các cấp và các cơ quan BHXH, BHYT cùng các cơ quan đoàn thể cân làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT, đặc biệt là đối tượng nghèo và cận nghèo. Mạng lưới đại lý BHYT ở cơ sở phải chú ý hơn đến đối tượng khách hàng này. Bên cạnh đó, người có thẻ BHYT cũng cần được hướng dẫn, tiếp cận với các dịch vụ y tế thích hợp, được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khi KCB. Đối với các sở: Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm Xã hội Nghệ An, cần tăng cường công tác phối hợp trong công tác tuyên truyền, giải thích, vận động người dân hiểu rõ quyền lợi khi tham gia BHYT. Riêng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải tăng cường đôn đốc các huyện thống kê, rà soát, lập danh sách hộ nghèo và người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT chính xác, đầy đủ, kịp thời; phối hợp với Bảo hiểm Xã hội tỉnh chỉ đạo các huyện triển khai việc gia hạn thời gian sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo.
Đối với người dân tại các xã tái định cư Ngọc Lâm, Thanh Sơn (Thanh Chương) cần có sự nghiên cứu thấu đáo để đề xuất một số giải pháp sát thực nhằm làm cho mọi người nghèo tại đấy đều được khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Đồng thời phải đẩy mạnh hoạt động PR (quan hệ công chúng- quan hệ cộng đồng), tức là tuyên truyền có “quan hệ tốt”, để giúp cho mọi đối tượng tham gia BHYT nói chung và đối tượng là người nghèo, cận nghèo nói riêng hiểu rõ hơn vể BHYT, hiểu rõ về tác dụng cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình khi được phát thẻ KCB.Qua đó có thể hiểu rõ hơn thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ và thái độ của nhân viên BHYT đối với người nghèo nói riêng và người dân tham gia BHYT nói chung.
Đặc biệt, tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nơi tỷ lệ người nghèo chiếm hầu hết, do đó nhu cầu KCB rất cao, nhưng trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế tại đây lại vừa yếu, vừa thiếu, gây khó khăn cho việc sử dụng dịch vụ KCB của người nghèo, thì cần nâng cao tinh thần phục vụ, chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị, các dụng cụ y tế thiết yếu cho các trung tâm này.
Công tác truyền thông cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, bảo đảm các đối tượng của truyền thông được tiếp cận đầy đủ với thơng tin về chính sách BHYT của Nhà nước và cách thức tham gia. Cần xác định rõ, việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT không chỉ là việc riêng của cơ quan bảo hiểm, mà là trách nhiệm chung của các cấp ủy đảng, chính quyền và đồn thể các cấp.
Cần đa dạng hóa các hình thức và nội dung tun truyền để người nghèo dễ tiếp thu và dễ chấp nhận. Sở dĩ có tình trạng người nghèo khơng chịu làm các thủ tục để có được tấm thẻ BHYT, hoặc đã có thẻ cũng khơng sử dụng là vì họ khơng hiểu được ý nghĩa thực tế của tấm thẻ đó. Họ khơng hiểu một mặt là do trình độ hạn chế, nhưng mặt khác, cịn do những thơng tin trái chiều về sử dụng thẻ BHYT đến với họ nhanh hơn và hiệu quả hơn. Đó là, họ nhìn thấy những người có thẻ BHYT mỗi lần đi KCB đều phải mất rất nhiều thời gian và cả tiền bạc nữa (mặc dù theo luật pháp thì họ được KCB mà không phải trả tiền) mới được khám và cuối cùng cũng chỉ được mấy viên thuốc rẻ tiền, ít tác dụng. Vậy nên, để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, bên cạnh cách làm bài bản, tổ chức lớp phổ biến kiến thức hiện nay, các cơ quan thông tin tuyên truyền cần sử dụng các phương thức mang tính cụ thể hơn, có thể bằng hình ảnh, bằng những câu chuyện có thật của người trong cuộc.v.v…
Cùng với việc đẩy mạnh các hình thức, cần phải đổi mới nội dung thì hiệu quả tuyên truyền mới cao. Nói cách khác, khơng chỉ tuyên truyền một chiều đối với người nghèo, mà cịn phải có phương pháp đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực trong KCB đối với người có thẻ BHYT nói chung và người nghèo nói riêng. Nên chăng, mở các chuyên mục tuyên truyền về các điển hình, các nhân tố mới trong việc thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW. Thêm vào đó, cần có chính sách khuyến khích, động viên phóng viên, biên tập viên có những tin, bài đã phát hiện, và dám đấu tranh với những cá nhân, tập thể, cán bộ có hành vi tiêu cực trong việc triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
Hàng năm, các đơn vị cần tổng hợp, thống kê số đối tượng thuộc BHYT người nghèo, cận nghèo cần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, bệnh nặng hiểm nghèo, mãn
tính, trên cơ sở đó kiến nghị với Trung ương để những đối tượng người nghèo và cận nghèo được hưởng 100% kinh phí điều trị; chủ động tham mưu việc sử dụng hết dư quỹ BHYT của đối tượng người nghèo, cận nghèo, tránh tình trạng nguồn quỹ của người nghèo lại phục vụ cho người khá, giàu. Bảo hiểm Xã hội tỉnh cần chỉ đạo bảo hiểm xã hội các huyện nâng cao chất lượng in ấn thẻ, tránh sai sót, hư hỏng, rách nát.