Đặc điểm sử dụng dịch vụ BHYT của người nghèo

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)

1.2. Bảo hiểm ytế cho ngƣời nghèo

1.2.1.1.Đặc điểm sử dụng dịch vụ BHYT của người nghèo

Người nghèo là những người có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu, cuộc sống của hộ không được đảm bảo về vặt chất và đôi khi kéo theo việc không đảm bảo về tinh thần. Theo quy định chuẩn hộ nghèo, cận nghèo mới áp dụng cho giai

đoạn 2011-2015 thì: hộ nghèo ở nơngthơn là những hộ có mức thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống; hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Tương ứng, hộ cận nghèo ở nông thôn là từ 401.000 - 520.000 đồng/người/ tháng và hộ cận nghèo ở thành thị là từ 501.000 - 650.000 đồng/người/ tháng[39]. Hiểu đơn giản, nghèo có nghĩa là họ khơng có đủ cơm ăn áo mặc, khơng có tài sản có giá trị và đương nhiên khơng có tiền để chăm sóc sức khỏe định kỳ hoặc thậm chí khi KCB họ cũng phải huy động hết nguồn lực trong gia đình. Khi gặp phải bệnh tật, bản thân người bệnh mang đến cho gia đình một gánh nặng lớn về khoản viện phí phải thanh tốn khi KCB, có thể coi đó là một khoản chi phí khổng lồ, khoản chi phí mà bản thân và gia đình người

bệnh khơng thể tự thanh toán được.

Cũng giống như các loại bảo hiểm khác, tham gia BHYT giống như là chuyển giao rủi ro khi ốm đau từ một cá nhân cho cả cộng đồng, từ đó gánh nặng sẽ được san sẻ cho mọi thành viên trong xã hội thông qua quỹ BHYT. Sự san sẻ ấy càng trở nên cần thiết hơn đối với người nghèo bởi với điều kiện kinh tế khó khăn họ sẽ không thể chi trả nổi chi phí cho rủi ro.

Tham gia BHYT nghĩa là sẽ được quỹ BHYT hỗ trợ một khoản viện phí tương đối lớn, điều này làm giảm bớt gánh nặng về viện phí cho gia đình người bệnh đồng thời giúp cho người bệnh cảm thấy yên tâm hơn khi điều trị để mau chóng phục hồi sức khỏe để ổn định cuộc sống.

Bản thân người nghèo vốn đó rất khăn về kinh tế vì vậy họ nhạy cảm với những khoản chi, đặc biệt với những khoản viện phí “khổng lồ”.Khi có sự quan tâm của nhà nước thông qua luật BHYT, người nghèo khi đến KCB dường như không cũng cảm thấy mặc cảm vì khơng có tiền chữa trị, điều này phần nào động viên họ khi đến KCB, giúp giảm thiểu được các trường hợp không chữa trị được do không phát hiện kịp thời và tránh hiện tượng “đợi ốm nặng rồi khám một thể”.

Sự tiến bộ của KHKT mang lại nhiều thành công cho ngành y tế nhưng cũng trở thành một nỗi lo cho người nghèo bởi trang thiết bị càng hiện đại bao nhiêu thì chi phí KCB càng đắt bấy nhiêu. Nhưng khi tham gia BHYT, với sự hỗ trợ tiền viện

phí từ quỹ BHYT thì nỗi lo này đó được giảm bớt phần nào, họ vẫn được chữa trị bằng những trang thiết bị hiện đại mà khơng phải thêm gánh nặng chi phí.

Gánh nặng về chi phí được giảm bớt đồng nghĩa với việc giảm bớt sự mặc cảm, tự ti của người nghèo trong việc KCB đồng thời họ cũng sẽ có nhiều điều kiện hơn để phục hồi lại nền kinh tế gia đình sau khi khỏe. Cơ hội để họ cải thiện kinh tế gia đình nhiều hơn, khơng cũng lo lắng khi ốm đau bệnh tật, chú ý nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc sức khỏe hàng ngày, điều đó sẽ giúp họ nhanh chóng cải thiện đời sống gia đình và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Trước kia, khi mỗi một bệnh nhân gặp phải bệnh hiểm nghèo khơng có đủ điều kiện để chữa trị, mất sức lao động, họ không đủ sức lao động tạo ra của cải đóng góp cho xã hội hoặc thậm chí khơng ni nổi bản thân bỗng dưng họ trở thành một gánh nặng của xã hội bởi mọi thành viên trong xã hội đều phải lao động để nuôi họ. Thế nhưng khi có sự hỗ trợ của BHYT, số bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng có xu hướng giảm đi, số bệnh nhân mất sức lao động do không đủ điều kiện chữa trị cũng giảm, họ hồn tồn có thể tham gia lao động, đóng góp cho xã hội, nhờ đó mà gánh nặng xã hội cũng giảm đi đáng kể.

Bệnh tật có thể làm kiệt quệ kinh tế gia đình, sau khi phục hồi bản thân họ khơng cũng đủ khả năng tài chính để ổn định cuộc sống. Có thể thấy rõ được sự cần thiết của BHYT trong việc cải thiện đời sống người nghèo. Mặc dù BHYT không làm tăng thêm thu nhập cho người nghèo sau khi khỏi bệnh nhưng quỹ BHYT giúp người bệnh chi trả một phần khoản viện phí khổng lồ, nhờ đó mà kinh tế gia đình khơng bị ảnh hưởng quá nhiều, sau khi khỏi bệnh, người nghèo vẫn có nền tảng để tiếp tục lao động ni sống bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

Qua đây có thể thấy rằng việc tham gia BHYT là một việc làm hết sức cần thiết. Nó khơng chỉ có ích đối với bản thân mà cũng có ích đối với cả xã hội, tham gia BHYT là bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cho tồn xã hội.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 33 - 35)