Chínhsách BHYTcho người nghèo của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 52 - 60)

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến

2.2.1.2. Chínhsách BHYTcho người nghèo của tỉnh Nghệ An

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động BHYT đối với hộ nghèo, UBND tỉnh, các ngành và các cấp đó kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT cho người nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc triển khai chính sách BHYT trong dân, đặc biệt đối với các hộ nghèo, nhờ đó bước đầu tạo được trách nhiệm của chính quyền và hệ thống chính trị các cấp và nâng cao nhận thức cho người được hưởng lợi.

Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Thơng tư liên tích số 10/2008/TTLT-BYT-BTC của Liên Bộ Y tế và Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, giao các Sở, Ngành chức năng, UBND các cấp triển khai thực hiện Luật BHYT nói chung và chính sách pháp

luật về BHYT cho người nghèo nói riêng. Trên tinh thần đó, UBND tỉnh đã ban hành một loạt văn bản có nội dung liên quan đến BHYT nói chung và BHYT cho người nghèo và cận nghèo nói riêng. Đó là: Cơng văn số 6537/UBND.VX ngày 5/10/2009 về việc thực hiện Luật BHYT; Quyết định số 104/2009/QĐ.UBND ngày 18/11/2009 về việc phân công, phân cấp quản lý mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng được Ngân sách nhà nước đảm bảo trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Chỉ thị số 29/2009/CT-UBND ngày 1/12/2009 về việc đẩy mạnh công tác BHYT trên địa bàn tỉnh...

Với sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể đó, các ngành liên quan đã tích cực, chủ động phối hợp, ban hành các văn bản hướng dẫn như: Hướng dẫn liên ngành số 168/SYT-LĐTBXH-BHXH về thực hiện BHYT cho đối tượng thuộc hộ cận nghèo tỉnh Nghệ An năm 2011; Hướng dẫn liên ngành số 222/LN-STC-SLĐTBXH- BHXH về việc hướng dẫn phương thức đóng và quyết tốn kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng được Ngân sách Nhà nước đảm bảo; Hướng dẫn liên ngành số 1159/LN-SYT-BHXH ngày 2/7/2009 về quy chế phối hợp hoạt động trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT trên địa bàn tỉnh Nghệ An... Theo đó, các cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho cán bộ cơ sở nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách pháp luật về BHYT cho người nghèo và cận nghèo.

Tỉnh đã có chủ trương cho các hộ cận nghèo cũng được hưởng quyền hỗ trợ và quyền lợi về y tế từ Ban Quản lý Dự án hỗ trợ y tế Bắc Trung Bộ (BQLDA), ngoài sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước. Có nghĩa là, hiện nay đối tượng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An tham gia BHYT được hỗ trợ như sau:

- Trường hợp người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT riêng lẻ (không mua cả hộ gia đình): Ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng 70% mức đóng; Ban

quản lý dự án hỗ trợ bằng 10% mức đóng; Người tham gia tự đóng 20% mức đóng cịn lại.

- Trường hợp người thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia BHYT theo hộ gia đình (100% thành viên hộ gia đình mua thẻ BHYT) được giảm mức đóng theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 2 thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT- BTC: Ngân sách nhà nước hỗ trợ bằng 70% mức đóng; BQLDA hỗ trợ bằng 20% mức đóng; Người tham gia tự đóng 10% mức đóng cịn lại.

Việc Chính phủ nâng mức hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo là một quyết định mang đến niềm vui cho hàng vạn người dân. Để tiếp tục nâng cao tỉ lệ người cận nghèo tham gia BHYT, BHXH tỉnh Nghệ An đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan trên địa bàn xây dựng nội dung và có kế hoạch tun truyền chính sách BHYT một cách thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người thuộc hộ gia đình cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, tạo đà cho việc thực hiện cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh và đảm bảo thực hiện lộ trình BHYT tồn dân vào năm 2014 theo quy định của Luật BHYT.

Đặc biệt, từ tháng 9/2012, BHXH tỉnh đã ban hành Quyết định số 516/QĐ- BHXH phê duyệt phương án in, cấp thẻ BHYT năm 2013 với các giải pháp cụ thể để đảm bảo mục tiêu thẻ BHYT đến với người được cấp thẻ trước thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng và khắc phục tình trạng thẻ BHYT bị trùng, bị mờ, sai thông tin.

Tiếp đó, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 6950/UBND-TM ngày 04/10/2012 về việc tăng cường quản lý mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc Ngân sách Nhà nước đảm bảo, BHXH tỉnh Nghệ An cũng ban hành Công văn số 1650/BHXH-PT ngày 23/11/2012 hướng dẫn

BHXH huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát dữ liệu in thẻ, cảnh báo cấp trùng thẻ năm 2013; phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hướng

dẫn liên ngành số 1666/HDLN-BHXH-SLĐTBXH chỉ đạo BHXH, Phòng Lao động TBXH các huyện chuẩn bị dữ liệu đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm bảo đóng để in thẻ, cấp thẻ kịp thời năm 2013. Đồng thời thực hiện Công văn 17903/BTC-HCSN ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính về việc tổng kiểm tra, rà sốt việc cấp thẻ cho đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT và Cơng văn số 493/BHXH-CST ngày 30/1/2013 của BHXH Việt Nam về việc tổng kiểm tra, rà soát việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng được Ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT; BHXH tỉnh đã chỉ đạo các Phòng liên quan:CNTT, Cấp sổ thẻ xây dựng phần mềm xử lý thẻ trùng để tiến hành rà soát dữ liệu thẻ trùng trong các năm 2010-2012 (trong đó có thẻ BHYT người nghèo) trên cơ sở dữ liệu cấp thẻ từ phần mềm SMS tại BHXH các huyện và ban hành văn bản chỉ đạo BHXH các huyện tiến hành rà soát việc cấp thẻ BHYT cho đối tượng do Ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT. Đến nay việc rà soát, kiểm tra, phát hiện thẻ trùng đang tiến hành chưa tổng hợp kết quả.

Để thực hiện hiệu quả chính sách BHYT, thực hiện mục tiêu BHYT tồn dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo tham gia và thụ hưởng các chế độ BHYT, ngày 15/8/2013, liên ngành Sở Tài chính – Lao động Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An đã phối hợp ban hành văn bản số 1469/LN-STC-SLĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc thực hiện mua thẻ BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2013, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn quốc gia, bao gồm:

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thốt nghèo. Trường hợp người thuộc hộ gia đình cận nghèo đã thốt nghèo trước ngày 01/01/2013 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01/01/2013 chưa đủ 05 năm, thời gian còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 01 năm.

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống (có hộ khẩu thường trú) tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 03 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong.

Các đối tượng trên được cấp thẻ BHYT theo quy định, thẻ BHYT có giá trị tối đa 01 năm. Liên ngành cũng đã quy định cụ thể, chi tiết trách nhiệm của các cơ quan có liên quan: UBND xã, phường thị trấn, phòng Lao động Thương binh và Xã hội, BHXH huyện, UBND cấp huyện, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh, Sở Tài chính trong q trình thực hiện.

Vào cuối năm 2013, UBND tỉnh lại có Quyết định số 61/2013/QĐ-UBND, ngày 22/11/2013 về việc quy định hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể:

+ Hỗ trợ tiền ăn khi điều trị nội trú, ngoại trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, với mức 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày.

+ Hỗ trợ tiền đi lại khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, thuộc các trường hợp: cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà, nhưng khơng được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả, với mức bằng 0.2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế; cịn trường hợp khơng sử dụng phương tiện vận chuyển của nhà nước thì thanh tốn chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0.2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế.

+ Hỗ trợ một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, với mức 50% chi phí KCB bảo hiểm y tế mà các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Quy định này phải đồng chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/người/lần hỗ trợ và không quá 03 lần/người/năm.

Hỗ trợ 30% chi phí khám bệnh, chữa bệnh của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2 Quy định này với phần người bệnh phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp khơng có bảo hiểm y tế, nhưng tối đa khơng quá 10 triệu đồng/người/lần hỗ trợ và khơng q 03 lần/người/năm; nếu có bảo hiểm y tế thì hỗ trợ như khoản 3 Điều 4 Quy định này.

+ Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hoặc khám bệnh, chữa bệnh theo u cầu riêng,thì phải tự thanh tốn chi phí khám bệnh, chữa bệnh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo quy định hiện hành.

Có thể thấy, những nỗ lực, cố gắng của các ngành các cấp trong việc đảm bảo chính sách BHYT cho người nghèo, cận nghèo tại tỉnh Nghệ An trong những năm qua là rất lớn. UBND tỉnh đã thể hiện vai trò quan trọng trong chỉ đạo các ngành chun mơn, chính quyền các cấp thực hiện tốt các chính sách về BHYT cho người nghèo của nhà nước, đồng thời có biện pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện cho các đối tượng tham gia BHYT thuận lợi hơn. Sở Lao động Thương binh và Xã hội đó quan tâm đơn đốc, rà rốt, lập danh sách hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo chính xác, kịp thời.

Cùng với việc thực hiện các chính sách y tế và BHYT, tỉnh Nghệ An cũng đã có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ, nâng cao chất

lượng khám, chữa bệnh ở tuyến cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, tránh lạm dụng thẻ BHYT, kể cả y dược tư nhân. Bảo hiểm xã hội phối hợp với Sở Y tế có chương trình quản lý quỹ và sử dụng quỹ BHYT cho các đối tượng này một cách hiệu quả. Nâng cao chất lượng phát hành thẻ, hạn chế sai sót, tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo được đảm bảo tốt hơn quyền lợi chăm súc sức khỏe.

Chính quyền các cấp ở tỉnh Nghệ An luôn đặt công tác BHYT cho người

nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thời gian qua công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ cũng như giáo dục chính trị tư tưởng, trách nhiệm cho cán bộ, nhân viên y tế được quan tâm. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp, kinh phí cho y tế được tăng cường. Bên cạnh đó, trong cơng tác quản lý nhà nước về y tế được chấn chỉnh: một số chính sách mới về y tế được ban hành và triển khai thực hiện như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành Y... Nhờ đó, cơng tác BHYT trên địa bàn tỉnh Nghệ an ngày càng khẳng định được vị trí trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Người dân ngày càng hiểu rõ hơn về chính sách bảo hiểm y tế, nên số người tham gia bảo hiểm y tế ngày càng đông và quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm y tế ngày càng được đảm bảo.

Qua 4 năm (2009-2013) triển khai thực hiện Luật BHYT và các Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2010 và những năm tiếp theo”, đến nay công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và cho người nghèo nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận (Bảng 2.1).

Bảng 2.1.Sự phát triển hệ thống cơ sở y tế và cán bộ ngành Y 2006 2013 Tăng, giảm (%) Số bệnh viện (BV) 26 37 42,3 Trong đó:BV hạng II (BV) 3 8 214,1 BV hạng I (BV) 0 1 Số giường bệnh (giường) 4.005 6.491 60,1 Số giường/1 vạn dân 13,81 22 59,3 Cán bộ y tế công lập (người) 5.826 9.407 61,5 Trong đó: Bác sỹ (người) 1.049 1.520 44,9 Số xã có Trạm y tế (trạm) 476 476 - Tỷ lệ TYT có bác sỹ (%) 67,2 87,5 30,2 Số bác sỹ/1 vạn dân 3,5 6,5 85,7

Số bệnh viện tư nhân 0 9

Như vậy, sau 7 năm hệ thống y tế của tỉnh Nghệ An đã có bước phát triển rõ rệt, với tất cả các chỉ tiêu đều tăng cao. Nếu như năm 2006, tồn tỉnh có 26 bệnh viện (3 bệnh viện hạng II), với 4.005 giường bệnh (13,81 giường bệnh/vạn dân) thì đến năm 2013 đã có 37 bệnh viện (1 bệnh viện hạng I, 8 Bệnh viện hạng II - khơng tính 3 bệnh viện bộ, ngành), với 6.491 giường bệnh (22 giường/vạn dân). Đội ngũ cán bộ y tế trong hệ cơng lập năm 2006 là 5.826 người, trong đó bác sỹ có 1.049 (đạt 18%) thì năm 2013 đã có 9.407 người, trong đó có 1.520 bác sỹ (đạt 16,2%), đạt tỷ lệ 6,5 bác sỹ/vạn dân. Hiện nay đã có 476 xã có Trạm y tế, trong đó 87,5% trạm y tế xã có bác sỹ cơng tác[49].

Đặc biệt, tại Nghệ An cơng tác xã hội hóa y tế những năm gần đây đã được thực hiện khá tốt, được xếp thứ ba cả nước về lĩnh vực này (sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội). Cụ thể, năm 2006, tại Nghệ An chưa có bệnh viện tư nhân nào, nhưng đến năm 2013 đã có 9 bệnh viện ngồi cơng lập với 776 giường bệnh. Ngồi ra cịn có 25 phịng khám đa khoa, 203 phòng khám chuyên khoa. Về cơ bản các bệnh viện tư nhân được đầu tư về cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại, đồng bộ, đội ngũ bác sỹ có chuyên môn nghiệp vụ cao, đủ điều kiện phục vụ bệnh nhân. Đặc biệt, hầu hết các bệnh viện và một số phòng khám tư nhân đã thực hiện khá tốt công tác khám chữa bệnh BHYT.

Các cơ sở cơ sở y tế ngồi cơng lập ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lựa chọn dịch vụ y tế, giảm tải cho các bệnh viện cơng, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đốn và điều trị, thúc đẩy phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật mới... Số bệnh nhân BHYT đăng ký khám chữa bệnh ở bệnh viện và cơ sở y tế ngồi cơng lập hiện có khoảng gần 118.000 người. Theo báo cáo của liên ngành Sở Y tế và BHXH, hầu hết các bệnh viện ngồi cơng lập đã tổ chức thực hiện đúng quy trình KCB theo quy chế chuyên môn Bộ Y tế ban hành, thực hiện tốt chính sách BHYT, chất lượng các dịch vụ y tế ngày càng đa dạng, công tác KCB ngày càng được nâng cao. Vì vậy, các bệnh viện ngồi cơng lập ngày càng thu hút các bệnh nhân, trung bình tỷ lệ sử

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)