Do nhu cầu phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe cho cá nhân

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 26 - 28)

1.1. Những vấn đề chung về bảo hiểm ytế

1.1.2.1. Do nhu cầu phòng ngừa các rủi ro về sức khỏe cho cá nhân

Trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng như trong sản xuất kinh doanh dù muốn hay không con người vẫn đứng trước những nguy cơ rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình. Nguyên do của những rủi ro, tổn thất này có thể do tác động tự nhiên hay do tác động môi trường. Để đối phó với những rủi ro đó con người cần có nhiều biện pháp khác nhau để tránh né rủi ro, tài trợ rủi ro như tiết kiệm, đi vay… Mỗi biện pháp này đều có những mặc tích cực và hạn chế riêng, nhưng trong trường hợp rủi ro kéo dài và lặp đi lặp lại nhiều lần thì các biện pháp đó tỏ ra khơng mấy hiệu quả, không thể áp dụng được.

Có thể với những người có thu nhập cao thì chi phí cho sức khỏe khơng phải là vấn đề quan trọng, nhưng đối với những người có thu nhập thấp, người nghèo, người cận nghèo thì việc trang trải chi phí khám chữa bệnh là một vấn đề to lớn. Họ phải đi vay mượn để tiếp tục chữa trị là điều khó có thể tránh khỏi. Khơng những thể, khi những rủi ro này nếu tái phát, biến chứng,.. vừa làm suy giảm sức khỏe, suy giảm khả năng lao động vừa kéo dài thời gian không tham gia lao động, như vậy nguồn tài chính của gia đình sẽ giảm sút, khó khăn chồng chất khó khăn, gánh nặng trong cuộc sống tăng lên.

Để tránh được những rủi ro kể trên, người ta thường phải “phòng xa” bằng cách chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Cụ thể là, phải đến các bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh tật để dễ chữa hơn và chi phí cũng ít hơn. Trong điều kiện đó, chiếc thẻ BHYT được coi là “bùa hộ mệnh” mà ai cũng cần có nó.

1.1.2.2. Do yêu cầu khắc phục sự thiếu hụt về tài chính đối với người tham gia và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước

+ Đối với người tham gia

Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đồng nghĩa với việc phòng bệnh và chữa bệnh. Những dịch vụ này một mặt nhằm giúp cho mọi người có thể phát hiện sớm bệnh của mình, mặt khác sẽ giúp cho mọi người yên tâm về tình hình sức khỏe của mình bởi “có sức khỏe là có tất cả”. Ai cũng mong muốn rằng mình có sức khỏe thật tốt và từ đó họ có thể yên tâm lao động, chăm lo cho bản thân, gia đình và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, trong cuộc sống khơng ai có thể lường trước được những biến cố, rủi ro xảy đến với bản thân và gia đình như tai nạn, ốm đau, bệnh tật.... để tránh. Đôi khi những rủi ro này hoàn toàn do tự nhiên gây ra như bão lũ, động đất…. Dù là thiên nhiên hay con người gây ra đó thì những rủi ro này thường xảy ra đột xuất và để lại những hậu quả không ai mong muốn, như thiệt hại về tài chính, suy giảm sức khỏe dẫn đến giảm khả năng lao động thậm chí có những trường hợp mất khả năng lao động... Đặc biệt, đối với những người nghèo, khó khăn này càng trở nên nặng nề hơn. Trong điều kiện đó, BHYT sẽ giúp người tham gia BHYT khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu KCB của mọi người dân, khi bất ngờ bị ốm đau, bệnh tật vì việc khám, chữa, điều trị chi phí rất tốn kém, ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trong khi thu nhập của họ bị giảm đáng kể, thậm chí mất hết thu nhập. Như vậy, BHYT đó góp phần ổn định cuộc sống của họ và gia đình, vai trị này thể hiện rõ nhất đối với người nghèo tầng lớp xã hội có thu nhập thấp.

BHYT góp phần nâng cao tính cộng đồng đối với tất cả người dân trong xã hội trên tinh thần “mình vì mọi người, mọi người vì mình” thơng qua quy luật số đơng. Vì vậy, mọi thành viên trong xã hội gắn bó với nhau hơn, đặc biệt là gắn bó với các chế độ xã hội. BHYT khơng ngừng mở rộng đối tượng tham gia, từ đó có sự chia sẻ rủi ro trong cộng đồng những người tham gia BHYT.

+ Đối với ngân sách nhà nước

được khoản chi từ NSNN cho hệ thống y tế. Các quốc gia trên thế giới thường có khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y tế. Tuy nhiên, ở một số quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển, khoản chi này thường chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành y. Ở nhiều nước trên thế giới, Nhà nước chỉ đầu tư khoảng 60% ngân sách y tế, hoặc chỉ đầu tư ban đầu cho việc hình thành bệnh viện. Như vậy, Ngân sách y tế vẫn bị thiếu hụt. Có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như sự đóng góp của cộng đồng xã hội, trong đó có biện pháp thu phí của người đến khám, chữa bệnh. Nhưng đôi khi giải pháp này lại vấp phải trở ngại từ mức sống của dân cư. Vì vậy, biện pháp hiệu quả nhất là thực hiện BHYT để giám gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ cho Ngân sách y tế, khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)