1.2. Bảo hiểm ytế cho ngƣời nghèo
1.2.1.2. Chínhsách của Nhà nước về BHYTcho người nghèo
Để giải quyết những khó khăn về mua thẻ BHYT cho người nghèo, ngày 15/10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về
thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo và giao cho UBND các tỉnh quản lý, với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm, trong đó ngân sách nhà nước cấp tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của quỹ. Ngồi ra, tùy từng địa phương mà có thể tăng chi cho quỹ từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.
Ngày 16/5/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP thay thế NĐ58. Theo đó, người nghèo được quy định là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng là 50.000 đồng/người năm. Nguồn kinh phí này do NSNN cấp. Như vậy, từ 01/7/2005 việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo chỉ thực hiện thơng qua một hình thức duy nhất là BHYT. Tồn bộ số người nghèo trong cả nước sẽ được cấp thẻ BHYT để được hưởng quyền lợi theo chế độ BHYT.
Năm 2008, Luật BHYT được ban hành. Theo luật này, quỹ BHYT hỗ trợ người nghèo 50% chi phí mua BHYT, có nghĩa là người nghèo khi đến KCB chỉ phải trả 50% tiền viện phí (nhưng khơng vượt quá 40 tháng mức lương tối thiểu). Đối với những trường hợp chi phí KCB của người nghèo ít hơn 15% mức lương tối thiểu thì họ sẽ được quỹ BHYT hỗ trợ 100% chi phí đó.
Gần đây, Nhà nước đó mở rộng đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ BHYT đến cả hộ cận nghèo. Từ năm 2009, Nhà nước hỗ trợ 50% mức phí khi tham gia BHYT [38]; nâng mức hỗ trợ lên 70% kể từ ngày 1-1-2012 [40] và kể từ ngày 1-1- 2013 hỗ trợ 100% mức đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo[32]. Chính sách ưu đãi này không chỉ thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước mà cũng là một trong những giải pháp thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững.
Để hỗ trợ người cận nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế khi ốm đau, ngày 8-5-2013, Thủ tướng Chính phủ đó có Quyết định số 705/QĐ-TTg về nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ cận nghèo.
Cụ thể: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thốt nghèo sẽ được hỗ trợ 5 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đó thoát nghèo trước ngày 1-1-2013 nhưng thời gian thốt nghèo tính đến ngày 1-1-2013 chưa đủ 5 năm thì thời gian cũng lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ thấp nhất là 1 năm. Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo[37]. Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo cũng lại được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định[40].
Những chính sách đó của Nhà nước đó có tác động lớn đến việc tham gia BHYT của người nghèo. Sau 4 năm thực hiện Luật BHYT, tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đó tăng từ 58,2% năm 2009 lên 66,8% năm 2012, (tăng thêm 8,6% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, tương đương 9,24 triệu người, bình quân tăng 2,8%/năm). Có 21 tỉnh có tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế tăng trên 15%. Nhiều tỉnh cơ bản đó đạt Bảo hiểm y tế tồn dân do mở rộng số đối tượng được ngân sách cấp mua Bảo hiểm y tế. Nhóm cán bộ cơng chức trong khu vực cơng, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhóm hưu trí, mất sức lao động, đối tượng bảo trợ xã hội do ngân sách nhà nước hoặc quỹ Bảo hiểm y tế đóng tiền mua Bảo hiểm y tế đều đạt ở mức rất cao (gần 100%). Tỷ lệ nhóm tự nguyện, hộ cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế đó tăng dần từ việc điều chỉnh chính sách nhưng cũng ở mức thấp. Có khoảng 20 tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách địa phương cho các đối tượng thuộc diện cận nghèo tham gia Bảo hiểm y tế.
Tuy vậy, đến cuối năm 2012, vẫn cũng 18 tỉnh có tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế dưới 60% dân số tham gia Bảo hiểm y tế, trong đó có 4 tỉnh dưới 50%. Giai đoạn 2009-2012, có 14 tỉnh tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế tăng chậm (dưới 5%) và có 6 tỉnh tỷ lệ tham gia Bảo hiểm y tế giảm từ 1-7% [31].
BHYT có ý nghĩa và tác động lớn đối với đời sống của người nghèo khi mà họ được hỗ trợ từ 95% đến 100% chi phí KCB. Đối với những hộ gia đình nghèo khó, đặc biệt là ở vùng nơng thơn, khơng đủ cơm ăn áo mặc, dân trí thấp, đói nghèo bệnh tật thì đây là một khoản hỗ trợ khơng hề nhỏ, khơng chỉ về mặt kinh tế mà cịn
về mặt tinh thần. Qua đó nhận thấy rằng BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) cho mọi người dân.
Như vậy, mặc dù các chính sách của Nhà nước là hồn tồn có lợi cho dân, nhưng lượng người tham gia vẫn chưa thật nhiều. Điều này gây ra khó khăn khơng nhỏ cho mục tiêu thực hiện bảo hiểm toàn dân của nước ta vào năm 2014.