Kinh nghiệm phát triển BHYTcho ngƣời nghèo tại một số địa

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 43 - 48)

bài học cho tỉnh Nghệ An

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển BHYT cho người nghèo tại các địa phương

1.3.1.1. Thành phố Hà Nội

Là một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất của cả nước. Những năm gần đây Hà Nội ngày càng có nhiều dự án phát triển dịch vụ y tế cho người nghèo, người có hồn cảnh khó khăn với nhiều hình thức như đóng góp, hỗ trợ tài chính, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đợt khám chữa bệnh miễn phí, cấp thẻ BHYT cho người nghèo, đặc biệt người nghèo thuộc diện chính sách...

- Số người nghèo được cấp thẻ BHYT miễn phí, tiếp cận được các dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí tăng lên theo từng năm. Tại tất cả các bệnh viện trên Hà Nội, bệnh nhân nghèo được đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh bình đẳng, cơng bằng, miễn phí. Được tiếp xúc với các dịch vụ,trang thiết bị y tế hiện đại.

- Người nghèo từ khi được cấp BHYT miễn phí, tần suất khám chữa bệnh của người nghèo tăng dần hàng năm. Người nghèo có thể điều trị bệnh nội trú hoặc ngoại trú và được cấp phát thuốc miễn phí.

- Đảm bảo cho người nghèo có thẻ BHYT được chăm sóc y tế tốt hơn so với hình thức cấp sổ khám chữa bệnh và miễn giảm trực tiếp thẻ BHYT người nghèo đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận nhân tạo hoặc ung thư. Với tấm thẻ BHYT, người nghèo được theo dõi, quản lý và đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh, đặc biệt đối với những trường hợp phải chuyển tuyến điều trị.

- Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo đó dần dần được xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội cộng đồng, cá nhân, tổ chức từ thiện, mở rộng hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhiều quỹ từ thiện, quỹ tín dụng được thành lập, huy động nguồn tài chính từ các nhà hảo tâm giúp người nghèo an tâm chữa bệnh. Bên cạnh việc khám chữa bệnh, cung cấp thuốc miễn phí,nhiều bệnh viện tại địa bàn Hà Nội, điển hình là bệnh viện Bạch

Mai, bệnh viện nhi Trung ương ... đó tổ chức được bữa ăn miễn phí cho người nghèo và thân nhân của họ khi điều trị tại bệnh viện với sự hỗ trợ của các tổ chức nhân đạo xã hội.

- Hàng năm thành phố Hà Nội phải bỏ ra hàng tỷ đồng để mua BHYT cho người nghèo. Nguồn kinh phí đó chủ yếu là nguồn ngân sách từ thành phố Hà Nội chi cho bảo đảm xã hội, ngồi ra có thể huy động sự đóng góp từ hội chữ thập đỏ, tổ chức từ thiện. Năm 2011 Hà Nội đó cấp hơn 60,000 thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo.Việc cấp thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo, góp phần tạo cơng bằng xã hội, giúp người nghèo yên tâm hơn khi khám, chữa bệnh khơng phải lo lắng về kinh phí vì đó có cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám chữa bệnh.

1.3.1.2. Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo khá cao, song hoạt động BHYT cho người lại đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, đáng chú ý là:

* Phát hành thẻ BHYT nhân đạo

Từ năm 1993, ngay khi vừa thành lập BHYT Thanh Hóa đó làm thí điểm BHYT nhân đạo cho người nghèo, trẻ mồ côi, nạn nhân trong chiến tranh, con em cựu chiến binh ở một số cơ sở ở các xã trong các huyện như Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Triệu Sơn...

Từ năm 1993-1997 phát hành thí điểm 2749 thẻ, với mệnh giá từ 30.000 đồng; 43.000 đồng; 100.000 đồng/người/năm. Nguồn kinh phí mua thẻ BHYT nhân đạo là do sự tự nguyện đóng góp của cá nhân, tổ chức đồn thể, các cơ quan, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh. Quyền lợi được hưởng đầy đủ 100% không cùng chi trả như đối tượng ưu đãi của BHYT bắt buộc.

Từ năm 2006 vì điều kiện tài chính khơng cho phép nên BHYT Thanh Hóa đó khơng thể tiếp tục phát hành thẻ BHYT nhân đạo nữa.

* Cấp thẻ BHYT cho người nghèo theo phương thức thực thanh thực chi.

Từ năm 2007, UBND tỉnh Thanh Hóa đó có Quyết định số 137/QĐ-UB ngày 17/2/2007 về việc tận dụng Thông tư liên tịch số 05 của liên Bộ Y Tế- Bộ Tài Chính- Bộ LĐ-TB&XH để cấp thẻ BHYT cho người thuộc diện quá nghèo theo

hình thức thực thanh, thực chi. Theo đó, 100% số khẩu của hộ đói và 30% số khẩu của hộ nghèo (khơng tính trẻ em dưới 6 tuổi) được cấp thẻ BHYT. Danh sách người được cấp thẻ được bình xét từ cơ sở xã, phường; ngành LĐ-TB&XH có trách nhiệm tổ chức triển khai việc bình xét, giám sát và tổng hợp danh sách trình lên UBND tỉnh phê duyệt. Thẻ có thời hạn sử dụng trong 2 năm 2007 và 2008.

Người được cấp thẻ thuộc diện này được hưởng quyền lợi như đối tượng BHYT bắt buộc, không thực hiện cùng chi trả. Phương thức thanh toán là thực thanh thực chi theo số chi phí KCB thực tế của người có thẻ BHYT mã số A7 đến KCB ở tất cả các tuyến bệnh viện theo đúng quy định đó hướng dẫn.

Nguồn kinh phí thanh tốn hàng quý cho các cơ sở KCB thơng qua BHYT Thanh Hóa do Sở Tài chính cung cấp bằng nguồn chi đảm bảo xã hội của ngân sách tỉnh hàng năm.

Với sự nỗ lực của các bên liên quan, đến ngày 1/1/2010 đó có 95% bệnh nhân có thẻ BHYTNN. Việc điều tra, nhập dữ liệu và phối hợp giữa các bên liên quan được thực hiện nhanh chóng và xuyên suốt đó giúp cho người nghèo được nhận thẻ đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến KCB ngay từ những ngày đầu thực hiện chính sách.

Đội ngũ y, bác sĩ tích cực trong cơng tác KCB và nâng cao năng lực bản thân nên đó có thể điều trị cho nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh nặng mà trước kia chưa làm được. Điều đó giúp cho người nghèo yên tâm hơn khi điều trị tại các cớ sở KCB tỉnh Thanh Hóa và cũng giúp cho người nghèo giảm thiểu được chi phí KCB so với việc phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An

Nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa có thể rút ra 3 bài học nên và 2 bài học không nên cho BHYT tỉnh Nghệ An như sau:

Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ lợi ích của

việc tham gia BHYT

Nhờ có thẻ BHYT được cấp miễn phí đối với đối tượng hộ nghèo, đối tượng này được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có điều kiện để lao động, sản xuất vươn lên

thốt khỏi đói nghèo. Song, để nâng cao tỉ lệ người nghèo và cận nghèo tham gia BHYT, phải đẩy mạnh cơng tác tun truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHYT cho hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo. Đặc biệt là phối hợp với các cấp, ngành liên quan trên địa bàn xây dựng nội dung và có kế hoạch tuyên truyền chính sách BHYT một cách thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên đài truyền thanh cấp xã. Chỉ đạo mạng lưới đại lý BHYT ở cơ sở phải chú ý hơn đến đối tượng khách hàng là người nghèo và cận nghèo. Bên cạnh đó, người có thẻ BHYT cũng cần được hướng dẫn, tiếp cận với các dịch vụ y tế thích hợp, được đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khi KCB.

Thứ hai, cần có sự phối hợp liên ngành trong phát triển BHYT cho người

nghèo.

Để thực hiện tốt chính sách BHYT cho đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ gia đình cận nghèo, trên lộ trình thực hiện BHYT toàn dân và tránh tình trạng đối tượng trông chờ ỷ lại, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc phối hợp vận động, tuyên truyền đến người nghèo, cận nghèo cũng như mọi người dân nói chung.

Thứ ba, phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ KCB cho người nghèo.

Ngồi ra để thuyết phục người dân nói chung, đối tượng cận nghèo nói riêng “tha thiết” với việc tham gia BHYT là chất lượng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế phải được cải thiện để tạo niềm tin cho các đối tượng khi tham gia BHYT.

Thứ tư, khơng nên để đơn vị thu phí KCB đồng thời là đơn vị thanh tốn chi

phí KCB cho người nghèo.

Tại Thanh Hóa, hiện tại Sở Tài Chính vừa là đơn vị thu phí KCB cho người nghèo, vừa là đơn vị thanh tốn chi phí cho họ là không hợp lý, bởi như vậy chẳng khác nào “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”, dẫn đến tình trạng thiếu minh bạch về tài chính.

Thứ năm, khơng nên chỉ cấp phát 1 thẻ BHYT cho 1 hộ nghèo

Tình trạng mỗi hộ chỉ có 1 người được cấp thẻ BHYT là không hợp lý, làm giảm hiệu quả của việc sử dụng của tổng số thẻ người nghèo được lưu hành vì khi

đó xác suất ngẫu nhiên của người cần phải đi KCB thực sự trong cộng đồng người nghèo sẽ khơng trùng khít với xác suất của người được cấp thẻ trong gia đình.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƢỜI NGHÈO Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động BHYT cho ngƣời nghèo ở tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu bảo hiểm y tế cho người nghèo ở tỉnh nghệ an (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)