Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 106 - 109)

- Hiện nay, Nhà nước, chính phủ đang tồn tại song song nhiêu văn bản quy định về các chính sách hỗ trợ, trong đó nhiều hạng mục, nhiều nội dung về cùng một vấn đề nhưng trong các văn bản lại quy định khác nhau, cụ thể hiện nay Nghị định 134/2004/NĐ-CP của chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn và Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn cũng có nhiều điểm trùng lặp hoặc nhiều điểm đặt vấn đề khác nhau cho cùng một nội dung. Bên cạnh đó, hiện nay các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan cũng chưa cụ thể, rõ ràng, nhiều chính sách hỗ trợ được quy định trong các Nghị định của Chính phủ nhưng do khơng có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên xuống địa phương mỗi nơi triển khai một kiểu đã phần nào làm giảm hiệu quả của các chính sách. Do đó các bộ, ngành cần tham mưu với Chính phủ rà sốt lại hệ thống các văn bản hiện hành về hỗ trợ, khuyến khích phát triển các doanh

104

nghiệp CNNT theo hướng gộp chung vào một văn bản và có những hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để các địa phương dễ triển khai.

- Các bộ, ngành ở trung ương cần rà soát lại các quy hoạch tổng thể cho phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội. Vì theo chủ trương hiện nay, công nghiệp được di rời ra hết khu vực ngoại thành, do đó cần phải có sự thống nhất trong quy hoạch phát triển cơng nghiệp để định hướng cho các địa phương biết nên ưu tiên phát triển ngành nghề nào, qui mô ra sao, địa điểm nào. Để làm được như vậy thì các bộ Cơng thương, Nơng nghiệp phát triển nơng thôn, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch đầu tư phải có quy hoạch tổng thể về cơng nghiệp nơng thơn trong cả nước, căn cứ vào đó hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp chi tiết cho địa phương mình theo định hướng chung của chính phủ.

- Về giải pháp xúc tiến thương mại cấp quốc gia: Thời gian vừa qua các Bộ, ban ngành ở Trung ương đã thực hiện nhiều giải pháp, biện pháp trong xúc tiến xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nói chung và cơng nghiệp nơng thơn nói riêng. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn còn manh mún, chưa đồng bộ, liên tục và cịn mang tính tình thế. Trong thời gian tới hoạt động xúc tiến thương mại cấp Chính phủ cần được thực hiện theo một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại.

+ Bộ Cơng thương có trách nhiệm chính trong việc xuất khẩu sản phẩm CNNT trong cả nước, Bộ cần tổ chức và phụ trách việc phân loại đối tượng sản xuất của các doanh nghiệp CNNT theo tiềm năng thị trường bao gồm: nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước và nhóm chỉ tiêu thụ ở địa phương. Đồng thời bộ cũng cần có những định hướng và tổ chức hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngồi, phát triển các kênh thị trường hiện tại, tìm ra các thị trường mới và theo dõi, xác định xu hướng biến động của từng thị trường. Thường xuyên

105

cung cấp những thơng tin mới nhất về tình hình trong và ngồi nước cho các doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các trang web về xúc tiến thương mại…

+ Thương mại điện tử cần được xác định là phương thức chiến lược để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT. Bộ Công thương cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan để sớm xây dựng được một website về CNNT trong cả nước. Trang web này cung cấp thông tin cơ bản về từng địa phương, sản phẩm, giá cả hàng hoá, các dịch vụ thương mại điện tử và chương trình tài chính tự động tính tốn chi phí vận chuyển cũng như các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần phối hợp với các ngân hàng Nhà nước có uy tín để hỗ trợ trong việc thanh tốn xuất khẩu.

- Chính phủ cần dành một phần ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ để nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT bao gồm việc thiết kế, chế tạo sản phẩm. Phần ngân sách này nên được đầu tư vào các đề tài, dự án nghiên cứu về tình hình sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm tương đương hoặc trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp CNNT. Từ các kết quả nghiên cứu trên, đề xuất các hướng xử lý, các giải pháp giúp doanh nghiệp CNNT tìm ra cho mình những hướng đi sản phẩm thích hợp để chiếm lĩnh được thị trường. Vì nếu việc này được làm từ trên cấp Chính phủ thì các doanh nghiệp CNNT đỡ tốn nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tìm hiểu riêng của mình.

- Chính phủ cần tài chợ cho việc tổ chức các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để các doanh nghiệp CNNT có cơ hội quảng bá sản phẩm đến các thị trường mới. Bên cạnh đó, thường xun tổ chức các đồn khảo sát, tìm hiểu thị trường trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp CNNT để họ có cơ hội quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình đến với khách hàng nước ngồi.

106

- Chính phủ nên giao Bộ Cơng thương kết hợp cùng Bộ VH-TT và DL xây dựng đề án tổng thể cấp quốc gia về kết hợp giữa du lịch với tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT, trong đó du lịch chịu trách nhiệm thu hút khách và đưa khách đến với các sản phẩm CNNT, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm sản xuất, quảng bá và bán sản phẩm của mình cho khách du lịch, có như vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)