Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 88)

a. Phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội đến năm 2015

* Phương hướng phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội: Phương hướng chung là đẩy mạnh chun mơn hố và cá biệt hoá sản phẩm theo từng ngành nghề, kết hợp với việc mở rộng và đa dạng hoá sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu riêng cho từng sản phẩm hoặc thương hiệu riêng cho từng doanh nghiệp, gắn nhãn hiệu sản phẩm với tên của từng doanh nghiệp, đảm bảo hình thành lên các mơ hình cụm liên kết doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần duy trì một số sản phẩm thế mạnh nhất định của mình, có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đảm bảo những sản phẩm này khơng chỉ có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế, mỗi sản phẩm đều hướng vào thâm nhập và khai thác những thị trường ngách nhất định tại thị trường trong nước và trên thế giới.

Đa dạng hoá sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT theo các loại:

- Sản phẩm cơ kim khí: Đi sâu vào ngành cơ khí phục vụ nông, lâm nghiệp, chế biến và bảo quản sau thu hoạch và cơ khí phụ trợ phục vụ một số ngành công nghiệp mũi nhọn như sản xuất ôtô, xe máy, xe đạp.

- Sản phẩm dệt may-da giày: Đi sâu vào nhóm sản phẩn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của lớp khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Bên cạnh đó, cần tham gia làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn để sản xuất theo dạng gia cơng các đơn hàng theo thương hiệu của họ, vì với doanh nghiệp CNNT

83

việc xây dựng được hình ảnh thương hiệu riêng của mình trong ngành dệt may là rất khó.

- Sản phẩn nông sản-thực phẩm: Bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu của tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình thấp như hiện nay, các doanh nghiệp nên đi sâu vào sản xuất những sản phẩm có độ an toàn thực phẩm, được chế biến và bảo quản trên hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm để phục vụ cho các khách hàng tại các vùng đô thị lớn.

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Đi sâu vào các sản phẩm có giá trị truyền thống văn hoá lâu đời, có hàm lượng mỹ thuật và kỹ thuật cao, chủ yếu sử dụng công nghệ sản xuất truyền thống để thâm nhập vào thị trường các nước phát triển.

* Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ: Phát triển đồng bộ các loại thị trường tiêu thụ bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, trong đó tập trung vào khai thác các thị trường ngách mà các doanh nghiệp lớn không vào.

- Đối với thị trường trong nước, ngoài việc phát triển thị trường ngoài Hà Nội, các doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc phát triển một mảng thị trường tại thành phố Hà Nội vì với một mảng nhỏ thị trường của Hà Nội khi mở rộng với sức tiêu thụ của 6,5 triệu dân cũng bằng nhiều thị trường lớn của các tỉnh, hơn nữa cũng giảm được chi phí vận chuyển. Đối với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và nông sản thực phẩm cần gắn việc phát triển sản phẩm với phát triển du lịch để tao ra sức hút sản phẩm đối với du khách. Tại các khu vực hình thành nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề cần kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành để quảng bá và thu hút du khách, đồng thời xây dựng các điểm bán hàng tại chỗ cho khách tham quan dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

84

- Đối với thị trường ngoài nước: Kết hợp giữa khai thác các thị trường có qui mơ nhỏ, thị trường ngách với việc thâm nhập vào các thị trường lớn, trọng điểm mà các sản phẩm của doanh nghiệp có thế mạnh, đặc biệt là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt may-da giày.

* Phương hướng tổ chức tiêu thụ sản phẩm

Đối với việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội trên thị trường trong nước, cùng với việc khai thác các kênh tiêu thụ hiện có, trong thời gian tới cần tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức hỗ trợ xúc tiến thương mại trong việc tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác cần đặc biệt coi trọng vai trò của các trung gian thương mại bằng việc củng cố tổ chức lại các mạng lưới tiêu thụ,để đảm bảo tại các thị trường mà doanh nghiệp thâm nhập vào bất cứ khi nào khách hàng cần là họ có thể mua được sản phẩm. Tạo thành các kênh lưu thơng hàng hố thơng suốt từ doanh nghiệp CNNT đến người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với thị trường xuất khẩu cần tập trung đẩy mạnh và khai thác các thế mạnh sẵn có của mình trên thị trường xuất khẩu để mở rộng qui mô, doanh số xuất khẩu. Trong đó hai nhóm mặt hàng cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa là nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ và nhóm hàng dệt may da giày vì hai nhóm hàng này có các lợi thế riêng của mình, trong đó nhóm hàng dệt may-da giày có lợi thế về nhân công lao động làm cho giá thành thấp và nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ có lợi thế về truyền thống văn hố và độ tinh xảo của nghề thủ công trong từng sản phẩm.

Để làm được điều này, ngoài việc các doanh nghiệp cần phải phát huy tối đa nội lực của mình, các chính quyền địa phương, hiệp hội ngành nghề cần có các chính sách, giải phảp hỗ trợ tích cực để tiếp cận và mở rộng thị trường giúp cho các doanh nghiệp trong đó cần đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp.

85

* Phương hướng hỗ trợ, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm: Nhà nước hỗ trpj, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT trước hết bằng việc bổ sung, hồn thiện mơi trường pháp luật nhằm giảm thiểu những rào cản về thủ tục pháp lý, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công, bằng việc đổi mới và hoàn thiện các chính sách như tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ, thuế, lưu thơng hàng hố nhằm đảm bảo hạ giá thành đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

b. Mục tiêu: Mục tiêu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội đến năm 2015 cụ thể như sau

- Tốc độ tăng trưởng SXKD trung bình hàng năm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội từ 15-20%.

- Nâng tỷ lệ lợi nhuận hàng năm trung bình của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội lên 6%.

- Đảm bảo đến năm 2015 có 60% số doanh nghiệp CNNT hình thành được bộ máy chuyên trách về công tác tiêu thụ.

- Thị phần trung bình hàng năm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội mở rộng ra từ 5-10%.

- Đến năm 2015 nâng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm trung bình của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội hàng năm lên 30% tổng doanh thu.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)