Việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội trong thời gian tới cần theo các quan điểm sau đây:
- Một là: Chủ động tạo ra khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay từ khâu sản xuất ra sản phẩm. Theo quan điểm này, các doanh nghiệp cần một mặt khắc phục tình trạng sản xuất và bán cái mình có chuyển sang phương thức sản xuất và bán cái khách hàng cần. Mặt khác tạo lập sức cạnh tranh của sản phẩm ngay từ trong khâu sử dụng các yếu tố đầu vào và tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Sản phẩm phù hợp và đáp ứng yêu cầu, thị hiếu của khách hàng và có khả năng cạnh tranh cao là yếu tố quyết định đầu tiên đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội.
- Hai là: Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội bằng các giải pháp và chính sách vĩ mơ. Do tự thân các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp CNNT còn nhiều hạn chế, nhất là trong lĩnh vực tiêu thụ và khả năng tiếp cận thị trường cũng như năng lực tổ chức mạng lưới tiêu thụ của doanh nghiệp mình trên thị trường trong và ngồi nước. Chính sách và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ của Nhà nước cần có tác động hỗ trợ cả ở khâu hình thành sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo ra khả năng tiêu thụ và ở khâu tạo lập thị trường tiêu thụ, tổ chức các kênh lưu thông, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT. Chính quyền các địa phương có vai trị hỗ trợ quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp CNNT tiêu thụ sản phẩm ở địa phương mình.
89
- Ba là: Phát huy nội lực của các doanh nghiệp CNNT trong tổ chức và hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Theo quan điểm này, một mặt các doanh nghiệp ở khu vực nơng thơn phải chủ động, tích cực liên kết với các thương nhân, nhất là các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực hoạt động thương mại, đã xây dựng được một hệ thống phân phối hoàn chỉnh, với nhiều hình thức liên kết khác nhau như cùng đầu tư sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, thiết kế và cải tiến mẫu mã, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… Mặt khác, phát huy tính gắn kết, tương trợ lẫn nhau của các doanh nghiệp trong cùng ngành nghềm cùng địa bàn để tự tổ chức tiêu thụ dưới nhiều hình thức, kể cả việc chung vốn mua hoặc thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các đô thị lớn.
- Bốn là: Phát huy và nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp CNNT. Theo quan điểm này, một mặt các doanh nghiệp cần ý thức rõ lợi ích của việc tham gia các hiệp hội ngành nghề và chủ động tham gia các hiệp hội để nhận được các lợi ích như được cung cấp thông tin, được hỗ trợ tham gia mạng lưới liên kết tiêu thụ, được học hỏi trao đổi kinh nghiệm hoạt động, tiếp cận thị trường….Mặt khác các hiệp hội cũng cần nâng cao hiệu quả hoạt động để thực sự hữu ích đối với các doanh nghiệp CNNT.
- Năm là: Đẩy lạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp CNNT với các thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài, nhất là các Việt Kiều để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Lợi ích từ việc liên doanh với nước ngoài mang lại cho các doanh nghiệp CNNT không chỉ là vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất mà trước hết và chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm. Các đối tác nước ngồi khơng chỉ có ưu thế về hệ thống Marketing, kênh phân phối ở nước ngồi mà cịn nắm rõ hơn sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng và nhãn mác sản phẩm để định hướng kịp thời cho sản xuất ở các doanh nghiệp CNNT.
90
- Sáu là: Quan điểm và định hướng thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội phải rõ ràng, nhất quán để kiên trì đầu tư, theo đuổi, giữ vững thị phần khi chiếm được. Theo quan điểm này, một mặt sự hỗ trợ về thông tin thị trường của nhà nước, các hiệp hội ngành nghề phải góp phần quan trọng vào việc giúp các doanh nghiệp CNNT xác định được đúng thị trường mục tiêu của mình để có định hướng sản xuất và marketing thích ứng. Mặt khác, các doanh nghiệp CNNT cần nhất quán định hướng và kiên trì theo đuổi thị trường mục tiêu, khắc phục tình trạng nhiều lần chuyển hướng thị trường mục tiêu hoặc có quá nhiều thị trường mục tiêu dẫn đến phân tán nguồn lực và kém hiệu quả trong đầu tư mở-giữ và phát triển thị trường.