Khả năng tài chính: Hiện nay, các doanh nghiệp CNNT Hà

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 75 - 76)

Nội đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa và chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với số vốn ít (dưới 5 tỷ), phần vốn này chủ yếu tập trung vào đất đai, nhà xưởng và thiết bị máy móc, do đó lượng vốn lưu động khơng cao (chiếm khoảng 10% tổng số vốn kinh doanh), bên cạnh đó do quy mơ nhỏ, uy tín kinh doanh không cao nên thường các doanh nghiệp CNNT Hà Nội khó vay vốn từ các ngân hàng thương mại nhất là các khoản vay gấp với số lượng vốn lớn. Vì vậy mỗi khi có những đơn hàng lớn hoặc đơn hàng gấp về thời gian, các doanh nghiệp CNNT phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả một số nguồn vốn vay với lãi suất cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì khả năng tài chính hạn hẹp, để giảm thiểu các chi phí đầu vào, các doanh nghiệp hầu như khơng đầu tư một cách bài bản cho công tác thị trường, tiêu thụ mà chỉ làm khi nào thấy cần thiết và phục vụ chính là cho việc thiết lập các mối quan hệ, tìm kiếm bạn hàng, chi phí vận chuyển, trả lương nhân công chứ chưa phục vụ cho các nhiệm vụ khác của quá trình tiêu thụ. Theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy hàng năm các doanh nghiệp CNNT Hà Nội bỏ ra dưới 3% trong tổng số

73

chi phí hoạt động tiêu thụ để làm công tác thị trường, thậm chí có doanh nghiệp gần như khơng mất chi phí cho cơng tác này. Với số kinh phí ít ỏi hàng năm, nên hiệu quả của công tác tiêu thụ chưa cao, muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới là điều rất khó khăn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trên địa bàn hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)