a) Khái niệm và bối cảnh ra đời chính sách.
Xí nghiệp hương trấn (XNHT) là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ. Có tới 99% xí nghiệp hương trấn có khơng q 50 lao động. Mơ hình XNHT được phát triển nhờ vào rất nhiều các nhân tố kinh tế, chính trị và kinh tế - xã hội khác nhau. Nhân tố đầu tiên là những cải cách về thể chế
42
và phi thể chế đối với những vùng nông thôn để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Chi phí lao động thấp của các XNHT và định hướng thị trường của các xí nghiệp này đã biến các xí nghiệp này trở thành những nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh quốc tế đối với các sản phẩm có hàm lượng lao động cao trong thời kỳ mở cửa của Trung Quốc.
Chính sách quan trọng khác của chính phủ là phân cấp và tăng quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương nhận thức được rằng sự tăng trưởng và phát triển của các XNHT đóng góp làm tăng trưởng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn như tăng đầu tư cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế; trợ giá hàng nơng sản và có chính sách chỉ phát triển các xí nghiệp chế biến thực phẩm ở vùng nông thôn. Những cải cách này đã giúp giả quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân và tạo ra thị trường cầu rộng lớn giúp phát triển các XNHT.
Một loạt những cải cách chính sách được thực hiện để tăng độ minh bặch, bình đẳng, ưu đãi và thơng thống hơn đã được chính phủ thực hiện. Cải cách thuế năm 1994 tạo ra hệ thống thuế thống nhất giữa các XNHT thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, giảm mức độ không minh bặch và tuỳ tiện trong đánh thuế phục vụ lợi ích của chính quyền địa phương và các uỷ ban làng. Đặc biệt, chính phủ đã ban hành Luật về các xí nghiệp hương trấn vào ngày 1 tháng 1 năm 1997. Sau đó báo cáo số 8 về NXHT của Bộ Nông nghiệp và Hội đồng nhà nước đề xuất áp dụng hệ thống cổ phần cho các XNHT và tiến đến là việc cho phép bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước nhỏ và vừa cho chính quyền địa phương hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Tất cả những động thái này đều nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho khu vực tư nhân nói chung và các XNHT nói riêng, phát huy quyền tự chủ kinh
43
doanh của họ và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
Nhân tố nữa là cải cách ở chính khu vực các XNHT, họ quan tâm nhiều đến việc mở rộng thị phần, yếu tố đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới của từng doanh nghiệp. Họ đã sử dụng nhiều chiến lược để giành nhiều thị phần hơn nhằm thu lợi nhuận trong lâu dài thay vì lợi nhuận trước mắt. Những cách thức họ áp dụng bao gồm giảm giá bán hoặc áp dụng những chiến lược marketing sản phẩm tương đối phức tạp.
Trong mọi ngành của Trung Quốc, các XNHT chú ý nhiều đến đổi mới công nghệ và tăng hiệu quả cạnh tranh. Với những chính sách thu hút đầu tư nước ngồi của Trung Quốc vào khu vực nơng thơn, các XNHT đã tích cực tìm đối tác nước ngồi để liên doanh. Họ khơng chỉ dừng lại ở việc thu hút lợi nhuận tài chính mà cịn chú ý đến chuyển giao công nghệ, bao gồm cả công nghệ quản lý. Với khả năng học hỏi nhanh và cạnh tranh về chi phí lao động, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh với các cơng ty có cơng nghệ nguồn. Các XNHT hiện nay đang phát triển và mở rộng quy mơ của mình nhờ những yếu tố trên.
Có thể rút ra hai điều quan trọng từ sự phát triển của các XNHT Trung Quốc. Thứ nhất, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở nông thôn, đặc biệt dưới hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN), có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Thứ hai, để DNVVN này phát huy được vai trị của mình, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi về mặt chính sách để họ có khả năng điều chỉnh dần dần theo nền kinh tế trị trường trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi và hoàn thiện khung khổ pháp luật. Sự tăng trưởng của các DNVVN phụ thuộc nhiều vào khả năng của các hệ thống trong nước và địa phương cải thiện các điều kiện khách quan và khả năng công nghệ để doanh nghiệp phát triển. Chính quyền địa phương cần đóng vai trị điều phối, phát
44
triển cơ sở hạ tầng và thực thi hệ thống pháp luật. Ngồi ra, cần có đầu tư thích đáng vào giáo dục và xây dựng hạ tầng nông thôn, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến doanh nghiệp trong địa bàn, lắng nghe ý kiến của họ và tham vấn đề xuất với chính quyền trung ương đưa ra những chính sách kinh tế và xã hội đảm bảo sự phát triển trong dài hạn.