a. Luật pháp: Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật, luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành các luật, bộ luật của Nhà nước. Theo đánh giá của thế giới, hiện nay hệ thống luật pháp của Việt Nam đang dần được hoàn thiện, đặc biệt, khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi hệ thống luật pháp phải được hoàn chỉnh theo hướng ngày càng đồng bộ và có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý an toàn trong kinh doanh cho các doanh nghiệp. Mỗi năm Quốc hội đã thông qua hàng chục Luật, Bộ luật trong đó có những luật, bộ luật điều chỉnh và tác động đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp CNNT Hà Nội như: Luật đất đai, Luật dân sự, Luật Thương Mại, Luật thuế,... Hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày càng thể hiện sự khuyến khích đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính điều này, đã và đang có những tác động tích cực tới các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó đưa tiêu thụ hàng hố tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh đó hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều lĩnh vực còn thiếu luật điều chỉnh, một số bộ luật, luật đã ban hành nhưng vẫn chưa đi vào cuộc sống một phần do nội dung chưa phù hợp thực tế, một phần do thủ tục hành chính cịn rườm rà dẫn đến hiệu lực thực thi của hệ thống văn bản luật chưa đến được với doanh nghiệp nhất là những luật về hệ thống các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp.
b. Chính trị: Hiện nay, mặc dù tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên thế giới có nhiều biến động phức tạp, nguy cơ khủng bố, chiến tranh thường xuyên rình rập, nhiều cuộc đảo chính cả bằng vũ trang lẫn phi vũ trang đã và đang nổ ra. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang duy trì được một
64
nền an ninh, chính trị ổn định, tình hình trật tự an tồn xã hội ln được giữ vững. Theo đánh giá của các tổ chức và quốc gia trên thế giới, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có nền chính trị ổn định nhất thế giới, là điểm thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá.
2.2.2.2. Kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Trong những năm qua, giai đoạn 2002-2007, GDP Việt Nam tăng trưởng từ 7-8,5% , trong đó riêng hai năm 2006 và 2007 mức tăng trưởng đạt 8,5% đây là mức tăng trưởng thuộc vào hàng cao trên thế giới và trong khu vực. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã đưa mức sống của người dân ngày càng được nâng lên, tỷ lệ GDP của các hộ gia đình dành cho tiêu dùng ngày càng tăng, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động ngoại thương, xu hướng đóng mở của nền kinh tế: Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và khu vực. Minh chứng là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA, ký hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đã tạo ra những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp CNNT Hà Nội đây sẽ là thách thức vơ cùng to lớn, vì hầu hết thị trường của các doanh nghiệp này là trong nước, do đó sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngồi với quy mơ lớn, uy tín thương hiệu cao, chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú, giá thành rất cạnh tranh do khơng cịn bị các rào cản thương mại.
- Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát: Trong những năm qua, tỷ giá hoái đoái giữa đồng Việt Nam và các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới (Đô la mỹ,
65
bảng Anh, Euro..) về cơ bản ổn định và khơng có nhiều sự biến động. Do đó có những tác động tích cực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp CNNT Hà Nội. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong những năm qua khá cao, một số năm tỷ lệ lạm phát cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, do đó mặc dù GDP đầu người tăng, song do tỷ lệ lạm phát cao nên nhiều hộ gia đình đã thắt chặt chi tiêu, hơn nữa bản thân Chính phủ để kiềm chế lạm phát cũng đưa ra nhiều giải pháp trong đó có giải pháp về thắt chặt tiền tệ và giảm chi tiêu công, làm cho tốc độ tiêu dùng trong xã hội giảm đi, làm thu hẹp khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
+ Hệ thống thuế: Trong những năm qua Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật trong đó có luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng tạo ra hành lang pháp lý an toàn, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất. Bên cạnh đó, cải cách hành chính trong lĩnh thuế đã có nhiều tiến bộ, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp. Chính những điều này tác động làm doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.