a. Cơ hội
- Đại hội Đảng CSVN lần thứ X đã khẳng định một trong những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 là: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng để tạo việc làm mới góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân và việc tăng cường các hoạt động khuyến công, khuyến nông được coi là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu này.
86
- Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIV đã khẳng định 'Tiếp tục đẩy mạnh CNNH-HĐH, chú trọng khu vực nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế thủ đô" và phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp nông thôn Hà Nội tăng khoảng 32% so với tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố.
- Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam thời gian 2001- 2010 thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm sẽ tăng gấp đôi, bình quân đạt 7,2%/năm; giá trị tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội sẽ tăng trung bình 14,5%. Theo Nghị quyết đại hội đảng bộ thành phố Hà Nội khố XIV thì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 là 12%, phấn đầu đến năm 2015 Hà Nội về đích trước cả nước trong cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Đây là yếu tố hàng đầu tác động đến sức mua và qui mô tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp CNNT Hà Nội.
- Ngành du lịch Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển, trung bình tốc độ tăng trưởng khách du lịch hành năm đạt khoảng 20%/năm phấn đấu đến năm 2010 thu hút khoảng 4,5 triệu khách du lịch, riêng Hà Nội thu hút khoảng 3 triệu khách du lịch. Đây là nhân tố có tính thúc đẩy mạnh mẽ cho việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu tại chỗ nhất là hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản thực phẩm.
- Việt Nam đã chính thức hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế bằng việc tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký hiệp định thương mại song phương với hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là nhân tố quan trọng, mở ra nhiều cơ hội về phát triển thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp CNNT Hà Nội nhất là nhóm sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ.
- Hoa kỳ là thị trường có dung lượng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rất lớn, hiện tại hai nhóm mặt hàng Hoa Kỳ gần như không sản xuất là hàng may mặc-da giày và hàng thủ công mỹ nghệ. Với việc ký hiệp định thương
87
mại xong phương và việc Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra cơ hội xuất khẩu lớn sản phẩm vào hoa kỳ cho các doanh nghiệp CNNT Hà Nội.
- Trong thời gian qua, Nhà nước, các bộ ngành, và Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển cơng nghiệp ở khu vực nông thôn như: Nghị định 134/NĐ-CP của Chính phủ, Chương trình số 05/CTr-TU về phát triển kinh tế ngoại thành, từng bước hiện đại hố nơng thơn Hà Nội giai đoạn 2006-2010, Chương trình hỗ trợ khuyến kích phát triển cơng nghiệp nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006- 2010 của UBND Thành phố Hà Nội, Chính sách hỗ trợ các cơ sở công nghiệp tại các làng nghề của UBND Thành phố Hà Nội… Đây là những tiền đề và thuận lợi cơ bản cho các doanh nghiệp CNNT Hà Nội phát triển đi lên trong các năm tiếp theo.
b. Thách thức
Cùng với những cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp CNNT Hà Nội, trong thời gian tới, nhiều khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp CNNT Hà Nội phải đối mặt cụ thể như:
- Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc tiếp tục mở cửa thị trường nội địa theo cam kết quốc tế song phương và đa phương trong thời ký tới sẽ dẫn đến cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt ngay trên thị trường trong nước.
- Trung quốc là một trong những quốc gia có chính sách và tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào hàng mạnh nhất thế giới, bên cạnh đó sản phẩm cơng nghiệp nông thôn của Trung quốc được hỗ trợ rất tích cực, vì vậy sức cạnh tranh của sản phẩm này rất lớn trên thị trường và hiện Trung Quốc đang là lực cản rất lớn đối với hàng hố của VIệt Nam nói chung và hàng hố của các doanh nghiệp CNNT Hà Nội nói riêng tham gia vào thị trường quốc tế.
88
- Với nguồn lực hiện có, các doanh nghiệp CNNT đang bị đứng trong thế yếu hơn so với các đối thủ khác, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong cuộc đua dành thị phần và khách hàng tại thị trường Việt Nam.