Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp công thương chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 48 - 51)

CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó là tiền đề là cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là NHTMCP có chính sách huy động vốn với lãi suất cao, và đưa ra nhiều sản phẩm huy động mới khuyến mại hấp dẫn đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động của ngân hàng. Năm 2009 và 2010 thị trường huy động vốn có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều NH mới thành lập mạng lưới các chi nhánh của các NHTM liên tục được mở rộng, các NH chạy đua lãi suất với nhau tuy nhiên chi nhánh đã quán triệt và chỉ đạo sát sao trọng tâm vào công tác huy động vốn, bằng mọi biện pháp giữ vững và tăng trưởng được nguồn vốn như : thường xuyên theo dõi và điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động để đảm bảo tính cạnh tranh; đẩy mạnhkhai thác tăng trưởng theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn; chủ động tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về nguồn vốn; cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất; tận dụng cơ hội thị trường để giảm chi phí huy động vốn, tích cực tìm kiếm khai thác khách hàng mới;tăng cường các hình thức quảng cáo tiếp thị; thực hiện các chương trình khuyến mãi với các phần quà và giải thưởng hấp dẫn dành cho khách hàng gửi tiền ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao. Tuy nhiên năm 2011 nền kinh tế Việt Nam diễn biến phức tạp, đầy thách thức việc điều hành vĩ mơ đã đối mặt với những khó khăn về vấn đề lãi suất, tỷ giá và lạm phát nên Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo quyết liệt một số giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng phù hợp với diễn biến trong nền kinh tế, về trần lãi suất huy động vốn đã giảm mặt bằng lãi suất thị trường, hỗ trợ cho khu vực nông nghiệp nông thôn , ưu tiên đối với các doanh nghiệp xuất khẩu điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn

(Đơn vị : Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền % Số tiền

Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 1.485.656 100 2.399.307 100 2.956.818 100

Theo loại tiền gửi

Nội tệ 1.459.910 98,26 1.847.965 77,02 2.414.751 81,67

Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 25.746 1,74 551.342 22.98 542.067 18,33

Theo kì hạn

Khơng kỳ hạn 0 26.200 1,09 33.000 1.11

Có kỳ hạn 1.485.656 100 2.373.107 98,91 2.923.818 98.89

Theo thành phần kinh tế

Tiền gửi dân cư 1.284.315 86,44 2.071.144 86,32 2.594.501 87.74

Tiền gửi TCKT 135.854 9,14 312.955 13,04 351.349 11.88

Phát hành giấy tờ có giá 65.487 4,42 15.208 0,64 10.968 0.38

Theo thời gian

Ngắn hạn 1.221.819 82,24 2.040.356 85,04 2.621.206 88.65

Trung và dài hạn 263.837 17,76 358.951 14,96 335.612 11.35

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động tín dụng của NHTMCP Cơng Thương chi nhánh Thái Bình năm 2009 – 2011)

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP Cơng Thương Thái bình năm 2009 là 1.485.656 triệu đồng tăng 381 triệu đồng so với đầu năm ( tỷ lệ tăng 22%), đạt 97% kế hoạch. Năm 2010 là 2.399.307 triệu đồng tăng 913.651 triệu đồng tăng so với cuối năm 2009 (tương đương tăng 38%) đạt 84% kế hoạch đề ra. Năm 2011 là 2.956.818 triệu đồng tăng 557.511 triệu đồng so với đầu năm (tương đương tăng 18,85%) và đạt 98% kế hoạch năm Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam giao; trong đó (vốn huy động VNĐ đạt 2.414.751 triệu đồng tăng 23,47% so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 81,67% tổng nguồn vốn huy động ; vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 542.067 triệu đồng, giảm 2% so với đầu năm và

chiếm tỷ trọng 18,335 tổng nguồn vốn). Từ những con số trên cho thấy công tác huy động vốn của Vietinbank Thái Bình ngày càng được cải thiện linh hoạt với sự biến động của thị trường nên ít bị ảnh hưởng và tăng trưởng nguồn vốn vẫn đạt mức ổn định, đảm bảo cho chi nhánh chủ động trong việc đầu tư tín dụng, phát triển kinh tế địa phương.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì :

- Theo thời gian: nguồn vốn huy động ngắn hạn là đạt 2.621.206 triệu đồng tăng 22,15% so với năm 2010, chiểm tỷ trọng 88,65% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động trung và dài hạn năm 2011 đạt 335.612 triệu đồng, giảm 7% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 11,35% trong tổng nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động ngắn hạn năm 2010 đạt 2.040.356 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,04% so với tổng nguồn vốn huy động, tăng 40,11% so với năm 2009 và nguồn vốn huy động trung và dài hạn đạt được là 2649 triệu đồng chiếm 14,96 % tổng nguồn vốn huy động, tăng 26,5% so với năm 2009. Như vậy là nguồn vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tổng nguồn vốn năm 2011 nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm điều này cũng gây trở ngại thiếu chủ động trong hoạt động tín dụng của chi nhánh có thể gây khó khăn cho vay dài hạn đầu tư lớn của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng vì vậy chi nhánh nên xem xét tích cực tìm biện pháp để thu hút thêm nguồn vốn rẻ dài hạn để có thể mở rộng cho vay. Một phần nguyên nhân do ngân hàng đang tăng trưởng nguồn vốn theo kế hoạch để hướng tới trở thành một trong năm ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam.

- Theo thành phần kinh tế : Tiền gửi của dân cư tăng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trên 80% tổng nguồn vốn như 2010 tăng 786.829 triệu đồng (tỷ lệ tăng 38%; tỷ trọng 86,32%), năm 2011 tăng 523.357 triệu đồng (tỷ lệ tăng 20,17%; tỷ trọng 87,74&). Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng khoảng 11% trong năm 2011, huy động qua phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh qua các năm đặc biệt vào năm 2010 là 50.279 triệu, còn năm 2011 là 4.222 triệu. Lượng tiền gửi dân cư tăng chủ yếu đó là do cơng tác quản lí tiền gửi được Vietinbank Thái Bình thực hiện thường xun nghiêm túc thơng qua cơng tác kiểm tra với nhiều hình thức. Qua đó kịp thời chỉ đạo các quỹ tiết kiệm thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ khắc phục

những sai sót đảm bảo an toan tuyệt đối nguồn gửi dân cư nâng cao uy tín của chi nhánh với khách hàng.

- Theo kì hạn : Mặt khác trong nguồn vốn huy động của ngân hàng lượng tiền gửi khơng kì hạn chiềm tỉ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là lượng tiền gửi có kì hạn. Bắt đầu từ năm 2010 chi nhánh mới nhận tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn tăng 37% so với đầu năm chiếm tỷ trọng 98,91% tổng nguồn vốn; còn năm 2011 tăng ít hơn 18,84% so với năm 2010 chiếm tỷ trọng 98,89% tổng nguồn vốn. Điều này là hoàn toàn hợp lí vì đối tượng khách hàng là dân cư thì chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. Như vậy ta cũng thấy được tính ổn định và chủ động của nguồn tiền gửi ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng lại khơng có lợi thế về chi phí huy động vốn. ngân hàng cần cân đối nguồn vốn, tăng tiền gửi khơng kì hạn để khai thác mọi lợi thế. Thấy được những bất hợp lí trong cơ cầu nguồn vốn Vietinbank Thái Bình đã có những cố gắng rất lớn trong công tác huy động vốn bắng cách đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt cho tiền gửi khơng kì hạn, chi nhánh đã áp dụng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi khơng kì hạn bằngVNĐ. Bên cạnh đó chi nhánh thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ của nhân viên, tận tình, hịa nhã, có nhiều biện pháp quảng cáo trên các thông tin đại chúng và một số biện pháp khác.

Như vậy, qua số liệu đã phân tích ở trên đã chứng tỏ NHTMCP Cơng Thương chi nhánh Thái Bình đã làm tương đối tốt cơng tác huy động vốn của mình, điều đó sẽ là một lợi thế để chi nhánh có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho khách hàng và tạo sự chủ động cho phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời góp phần điều hịa chung cho tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp công thương chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w