CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH
2.3.2. Những mặt cịn tồn tại và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại NMTMCP Cơng Thương chi nhánh Thái Bình cịn những tồn tại nhất định. Cụ thể:
- Năng lực cán bộ tín dụng chưa cao. Hầu hết cán bộ tín dụng đều cịn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng, chưa bám sát tình hình thực tế, cịn có sự e ngại khi quan hệ tín dụng với các DNVVN. Một số làm việc lâu năm nhưng thiếu hiểu biết về kinh tế thị trường-khoa học kỹ thuật cịn hạn chế.
- Khó khăn trong thu hồi tài sản bảo đảm. Cho vay đối với DNVVN vẫn phát sinh nợ quá hạn và tài sản đảm bảo khó có thể trở thành nguồn thu nợ thứ hai do tài sản có tính thị trường khơng cao. Tài sản đảm bảo là bất động sản thì khó thu hồi,khó phát mại do tính khơng hợp pháp về giấy tờ hoặc không muốn xử lý tài sản
thế chấp và xin trả dần mà không thực hiện. Tài sản đảm bảo là bất động sản thì hầu hết là dây chuyền cũ lạc hậu nên việc xử lý gặp khó khăn, giá trị thu hồi nhỏ,có những dây chuyền khơng bán được vì q lạc hậu.
- Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động (hay hiệu suất sử dụng vốn) chưa phải là cao cho thấy dư nợ cho vay DNVVN chưa thật sự tương xứng với nguồn lực của chi nhánh.
- Dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNVVN còn chiếm tỷ trọng thấp. Từ đó dẫn đến khó khăn cho DNVVN trong việc đáp ứng nhu cầu vốn để mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị phục vụ q trình sản xuất. Nguyên nhân là do các khoản vay trung dài hạn chứa đựng rủi ro cao, mặt khác do các điều kiện vay vốn trung dài hạn không phải DNVVN nào cũng có thể đáp ứng được.
- Thủ tục cho vay cịn quá cứng nhắc chưa được linh hoạt nhất là các thủ tục cầm cố thế chấp. Thời gian xét duyệt quyết định cho vay còn kéo dài làm lỡ kế hoạch cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đó là do tình trạng q tải đối với cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng cần quản lý nhiều khách hàng cùng một lúc.
- Về quản lý tín dụng: chi nhánh tuy đã xây dựng được một hệ thống quy chế khá chuẩn chấm điểm và phân loại khách hàng song vẫn chưa có các biện pháp nhằm thu thập thơng tin khách quan để đánh giá rõ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, do đó quyết định cho vay vẫn chưa đảm bảo tính khách quan.
- Việc giám sát sau khi vay cịn chưa chặt chẽ. Nhiều cán bộ chỉ kiểm tra trước khi cho vay mà không xem xét tới việc doanh nghiệp vay vốn có sử dụng vốn đúng mục đích ghi trong hợp đồng hay khơng, hay khơng cập nhật một cách liên tục tình hình hoạt động của doanh nghiệp khi vay vốn nên khi có phát sinh bất thường xảy ra thì Ngân hàng khơng có những biện pháp xử lý kịp thời. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ q hạn, nợ khó địi ở ngân hàng.
- Về khả năng mở rộng khách hàng: Thực hiện theo chỉ thị từ trên xuống từ Chính phủ, Nhà nước, đến Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Chi nhánh đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNNVV coi đây là khác hàng tiềm năng của chi nhánh.
Nhưng ngược lại chính bản thân các DN thì lại tạo ra những khó khăn cho NH mở rộng hoạt động tín dụng này. Các DN vốn ít lại sử dụng vốn khơng hiểu quả, lợi nhuận thấp…Mặt khác các DN này cịn khơng có tài sản đảm bảo, hoặc có nhưng không chịu đưa tài sản mang thế chấp mà muốn vay vốn khơng có tài sản đảm bảo để nếu có rủi ro sẽ do NH chịu. Điều này đặt ra nhiều khó khăn cho chi nhánh để đầu tư vốn mở rộng KH cũng như mở rộng tín dụng nên dư nợ cho vay DNVVNvẫn chiếm tỷ trọng thấp (năm 2011 chiếm 61,5%) , chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của ngân hàng. Khách hàng chủ yếu của chi nhánh vẫn chính là các khách hàng truyền thống quan hệ lâu năm với ngân hàng.
- Về công tác tiếp thị và giới thiệu sản phẩm cho vay: markting vẫn chưa phải là vấn đề mà Chi nhánh chú trọng tới. đa số các DNVVN muốn biết được sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thường phải đến ngân hàng tự tìm hiểu , tuy nhiên việc tìm hiểu cũng có nhiều hạn chế do thiếu nhân viên hướng dẫn và giải thích một cách chu đáo. Doanh nghiệp cịn có thể tiếp cận với sản phẩm của ngân hàng thông qua việc tham khảo trên các website của Ngân hàng nhưng mà trên website khơng nêu rõ một các cụ thể, chỉ là bản tóm tắt, khơng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa được coi trọng. Nhiều khi chỉ là hình thức. Việc đưa ra các quy định, chính sách chưa sát với thực tế, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Hạn mức và thời hạn cho vay còn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của DN.
- Chính sách cho vay cịn nhiều vấn đề bất cập ví dụ như thủ tục vay vốn NH. DN để có thể vay vốn Ngân hàng, phải xin rất nhiều giấy tờ và chữ ký không cần thiết và điều đó kéo dài thời gian cũng như làm tăng chi phí cho DN. Do đó việc đơn giản thủ tục cho vay sẽ giúp cho Doanh nghiệp dễ dàng vay vốn Ngân hàng hơn.
- Sở giao dịch còn hạn chế trong việc huy động vốn. Điều này gây ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay DNVVN của chi nhánh. Trong cơ cấu vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn chiếm tới 88,65% tổng nguồn vốn huy động, nguồn trung và dài hạn cịn hạn chế có xu hướng giảm. Vì vậy gây khó khăn khi mở rộng cho vay
trung và dài hạn. Khi mở rộng cho vay trung và dài hạn Sở giao dịch cần phải tính tốn sao cho phù hợp về kỳ hạn của nguồn và kỳ hạn của tài sản, đảm bảo khả năng thanh toán trong bất kỳ trường hợp nào.