- Tạo điều kiện cho DNVVN tiếp cận các kênh dẫn vốn khác bên cạnh nguồn
3.3.4. Kiến nghị với các DNVVN
Bên cạnh những biện pháp từ phía nhà nước, các NHTM, bản thân các DNVVN cũng phải tự nỗ lực đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển. Có như vậy, DNVVN mới từng bước tạo được tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng và dễ dàng tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng hơn.
Thứ nhất : Các doanh nghiệp phải xây dựng được phương án kinh doanh có
hiệu quả, có tính khả thi.
Phương án khả thi là yếu tố quyết định đến việc cho vay vốn của NH.Các doanh nghiệp cần xây dựng phương án SXKD mang tính khả thi làm cơ sở vay vốn. Có thể nói các doanh nghiệp thường chưa được lập kế hoạch SXKD một cách đầy đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Nhược điểm đó một phần là do các doanh nghiệp này chưa có cán bộ quản lý có trình độ chun mơn. Các doanh nghiệp cần phải có thói quen đến các trung tâm tư vấn tìm kiếm sự hỗ trợ.
Vì vậy doanh nghiệp cần phải thực sự đưa được phương án có hiệu quả, có tính thuyết phục. Muốn vậy doanh nghiệp cần nâng cao khả năng lập dự án vì nhiều doanh nghiệp có cơ hội tốt, có ý tưởng nhưng khơng lập được dự án. Doanh nghiệp cũng cần chủ động nghiên cứu thị trường, mơi trường kinh doanh, những rủi ro có thể xảy ra tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng được an toàn, hiệu quả.
Thứ hai : DNVVN phải có giải pháp tạo vốn tự có
Hiện nay, cơ cấu vốn của nhiều DNVVN chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, từ NH trong tổng nguồn vốn kinh doanh của các DN, kể cả Nhà nước và ngồi quốc doanh nói chung cịn cao. Điều đó dẫn đến: DN bị phụ thuộc vào nguồn vốn NH. DN có thể huy động, tạo lập nguồn vốn khác nguồn vốn NH như vốn tự có của chủ DN; vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết; vốn huy động từ nội bộ, phát hành trái phiếu... Nguồn vốn tự có sẽ là cơ sở bảo lãnh cho DN khi vay nên khả năng tiếp cận vốn tín dụng sẽ dễ dàng hơn.
Thứ ba : Đổi mới thiết bị công nghệ
Do hạn chế về quy mơ và nguồn tài chính nên đối với DNVVN vấn đề trước mắt chưa phải là công nghệ hiện đại mà phải chọn công nghệ phù hợp, xuất phát từ nhu cầu thị trường về sản phẩm để lựa chọn cơng nghệ. Tuy nhiên, trong q trình sử dụng phải quan tâm cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực trong cơng nghệ hiện có. Các doanh nghiệp cần có chương trình đổi mới cơng nghệ để tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Bên cạnh việc
cải tiến kỹ thuật công nghệ cần phải đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động để theo kịp sự hiện đại của máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng máy, hạn chế hiện tượng lãng phí nguồn lực. Ngồi ra việc ứng dụng một cơng nghệ cân xứng sẽ giúp các DNVVN có thể tiếp nhận được các dịch vụ hiện đại của ngân hàng cung cấp (Ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến…).
Thứ tư : Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật
Sự thiếu hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Việc khơng có đầy đủ các thủ tục giấy tờ để vay vốn gồm hồ sơ pháp lý và các hồ sơ kinh tế chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong giải quyết cho vay của ngân hàng, nếu các DNVVN khơng có khả năng bổ sung, hồn thiện giấy tờ thì sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay. Vì trong các giao dịch kinh tế cần thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hợp đồng kinh tế, việc ký kết hợp đồng phải nằm trong phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm. Khi hiểu biết pháp luật, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn tạo cho ngân hàng sự tin tưởng hơn trong việc xét duyệt cho vay.
Thứ năm : Các DNVVN cần đăng ký tham gia đánh giá lại giá trị tài sản do Cục
quản lý vốn và tài sản tổ chức để được xác định đúng giá trị hiện tại của tài sản, tránh tình trạng ngân hàng đánh giá khơng chính xác giá trị các tài sản bảo đảm của doanh nghiệp dẫn đến khơng đủ tài sản thế chấp cho món vay. Đồng thời doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho tài sản, đặc biệt là các tài sản có giá trị lớn nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác đối với những tài sản thế chấp có mua bảo hiểm sẽ dễ được ngân hàng chấp nhận hơn vì nó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi phát mại.
Thứ sáu : Hoàn thiện bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc
hoàn thiện bộ máy quản lý nhằm tạo ra một tổ chức năng động, hiệu quả, thích nghi với mơi trường kinh doanh, tạo ra cơ chế nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được khơng ngừng hồn thiện theo hướng vừa đảm bảo tính năng động, vừa phải đảm bảo sự ổn định lâu dài. Do vậy trong mỗi thời kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức cho phù hợp.
Thứ bẩy : Các doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán thống kê
theo quy định. Đảm bảo tính trung thực, đầy đủ sổ sách, tài liệu kế tốn tài chính khi cung cấp cho ngân hàng. Không nên đáp ứng các yêu cầu về thông tin của ngân hàng một cách đối phó, miễn cưỡng theo kiểu “vay cho bằng được”, nhiều khi cốt để lấy được tiền vay mà khơng hồn thành các nghĩa vụ cam kết với ngân hàng và làm mất niềm tin ở ngân hàng. Các doang nghiệp cần có thái độ hợp tác với các ngân hàng theo hướng lâu dài, hai bên cùng có lợi, tơn trọng các ngun tắc tín dụng và các qui định đảm bảo an toàn trong cho vay của các NHTM. Có như vậy, doanh nghiệp mới thực sự trở thành đối tác lâu dài của các ngân hàng, hỗ trợ gắn bó với ngân hàng trong q trình tồn tại và phát triển
Thứ tám : Doanh nghiệp cần phải chủ động, tích cực tiếp cận với ngân hàng,
tơn trọng các nguyên tắc tín dụng và các qui định đảm bảo an tồn trong cho vay của các NHTM.
Thứ chín : Phải không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh
doanh, đảm bảo uy tín, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, biết gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích người tiêu dùng. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới hiện nay, để chủ động thích ứng với cạnh tranh ngày càng gay gắt thì xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý và là một trong những vấn đề quan trọng nhất mang tính sống cịn của mỗi đơn vị kinh tế. Hoạt động trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu xây dựng được cho mình một triết lý kinh doanh hợp lý, thơng qua việc quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, của cộng đồng để đạt được lợi ích kinh doanh. Khi tối đa hố lợi nhuận được thực hiện song hành với tối đa hoá độ thoả dụng của người tiêu dùng và tối ưu hoá phúc lợi xã hội là doanh nghiệp đã xây dựng cho mình nền móng vững chắc để trường tồn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Như vậy, có thể thấy rằng, đa số các DNNVV đều cần vốn để đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh nhưng do chưa thoả mãn điều kiện vay vốn nên các NHTM rất khó mở rộng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. Để mở rộng đầu tư vốn tín dụng ngân hàng vào DNNVV thì các DN phải tự hồn thiện mình, có tinh thần hợp tác, tơn trọng các điều kiện vay vốn
của ngân hàng. Mặt khác, các NHTM cũng cần phải đổi mới tư duy và hoạt động để thực sự tiếp cận với khu vực kinh tế này giúp cho nguồn vốn vay thực sự có hiệu quả.
Thứ mười : Tăng cường hợp tác liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh
tranh thông qua tham gia các hiệp hội, tổ chức từ đó nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thơng qua sự bảo lãnh của các hiệp hội, tổ chức này.