Nguyên nhân tồn tạ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp công thương chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 76 - 79)

CƠNG THƯƠNG CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.3.2.2. Nguyên nhân tồn tạ

 Nguyên nhân khách quan

- Cơ chế quản lý của Nhà nước đối với các DNVVN còn nhiều lỏng lẻo, sơ hở dẫn tới tình trạng làm ăn kém hiệu quả, khơng có khả năng trả nợ ngân hàng của các DNVVN… từ đó dẫn đến thái độ e ngại của ngân hàng khi cho vay đối với các DNVVN và khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNVVN trở nên khó khăn hơn.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong q trình đổi mới và hồn thiện. Do vậy, các DNV&N chuyển hướng và điều chỉnh phương án kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô nên kinh doanh thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để được tiếp tục vay vốn ngân hàng.

- Nhà nước chưa có quy định cụ thể về chế độ kế tốn tài chính, kiểm tốn báo cáo tài chính đối với các DNVVN, chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể về các biểu mẫu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của các DNVVN. Điều này gây ra khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thơng tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- Ngồi ra hoạt động tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh Vietinbank Thái Bình cịn chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan khác như sự biến động của chu kỳ kinh tế, lạm phát,...

- Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý đối với thị trường bất động sản chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ đang sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Do đó việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn NH gặp nhiều khó khăn, phức tạp nhiều khi bị ách tắc vì giấy tờ không hợp lệ đối với cả người vay và người cho vay.

 Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía ngân hàng :

+ Điều kiện vay vốn của Vietinbank còn quá chặt chẽ, nhiều DNVVN không đủ tài sản cầm cố thế chấp đã khơng thể tiếp cận vốn tín dụng của NH được. Từ khi

tiếp xúc khách hàng đến giải ngân phải qua nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp, tốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp. + Q trình thẩm định tín dụng cịn gặp phải nhiều trở ngại xuất phát từ khâu thu thập thông tin. Nhiều khoản vay ngân hàng rất thiếu thông tin để đánh giá khách hàng, chủ yếu dựa vào các tài liệu, báo cáo tài chính do doanh nghiệp gửi tới, đơi khi lơ là việc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của DNVVN. Dẫn tới các khoản vay này ở trong tình trạng thơng tin khơng cân xứng, chứa đựng nhiều rủi ro. Điều đó đã làm giảm một phần hiệu quả hoạt động của chi nhánh, ảnh hưởng đến khả năng và cơ hội mở rộng tín dụng đối với DNVVN của chi nhánh.

+ Đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối trẻ, thiếu kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực, ngành nghề cho vay, trong khi các DNVVN hoạt động đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Điều này bắt nguồn từ việc chi nhánh đang chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ tín dụng, vì vậy đa phần các cán bộ tín dụng đều rất năng động nhiệt tình, sáng tạo và được đào tạo bài bản về kỹ năng nghiệp vụ nhưng về tuổi nghề thì cịn khiêm tốn, nên chưa đủ kinh nghiệm trong quan hệ với khách hàng cũng như trong giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh.

- Từ phía các DNVVN

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan cũng như từ phía ngân hàng, trong quan hệ tín dụng nhiều vấn đề nảy sinh từ phía các DNVVN. Cụ thể:

+ Khơng có dự án khả thi: Hầu hết các DNVVN không tự viết được các dự án đầu tư trong dài hạn, thậm chí cả kế hoạch ngắn hạn. Đa số chưa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch hoặc lưu chuyển tiền mặt trong năm để NH biết khối lượng tiền chu chuyển hàng tháng, cân đối thu chi hàng tháng.

+ Khơng đủ vốn tự có để tham gia vào các dự án theo quy định của NHTMCP Công Thương. Nhiều DN hầu hết là vốn đi vay,cònphụ thuộc vào vốn vay NH, chưa chủ động tạo vốn tự có như cổ phần hố, liên doanh liên kết…

+ Khơng đủ tài sản thế chấp. Khơng có đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, sổ sách kế toán quá đơn giản lại khơng cập nhật, thiếu chính xác làm cho việc đánh giá thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.

+ Ở một số doanh nghiệp thì năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ khơng có khả năng trả nợ…

Như vậy chương 2 đã tập trung phân tích, đánh giá đúng mức thực trạng hoạt động của các DNVVN trong ba năm vừa qua để thấy được những khó khăn mà DNVVN đang gặp phải đồng thời xem xét được thực trạng hoạt động tín dụng của NHTMCP Cơng Thương chi nhánh Thái Bình đối với DNVVN, nhằm hỗ trợ vốn tín dụng cho DNVVN phát triển và mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng, cho ta thấy được những kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn chưa giải quyết được, đồng thời tìm ra được những nguyên nhân chủ quan khách quan tạo nên sự cản trở việc mở rộng vốn tín dụng ,phát triển các DNVVN của chi nhánh. Do vậy, để thực hiện tốt điều này phục vụ các DNVVN được hiệu quả tốt hơn. Đây sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng TD đối với DNVVN của NHTMCP Cơng Thương Thái Bình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp công thương chi nhánh tỉnh thái bình (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w