GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍNDỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NHTMCP
3.1.1. Định hướng phát triển DNVVN của Đảng và Nhà nước
- Mục tiêu phát triển DNNVV 2011 – 2015 : Thành lập mới 450.000 DN (giai
đoạn 2006-2010 khoảng 370.000 DN); tỷ lệ DNNVV trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 10-12% (hiện khoảng 7%); chiếm 40% tổng vốn đầu tư tồn xã hội; đóng góp khoảng 30% GDP, 35% tổng thu ngân sách nhà nước; và tạo thêm khoảng 4 triệu chỗ làm việc (2006-2010 là khoảng 2,7 triệu chỗ làm việc).
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính
sách tài chính theo hướng tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống cho DNNVV và dịch vụ phát triển kinh doanh phát triển.
Giai đoạn 5 năm tới, nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, triển khai thực hiện các cam kết song phương và đa phương về kinh tế, tạo nên một mơi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống trên cơ sở hệ thống pháp lý đầy đủ, ổn định sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng, thu hút thêm được mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Về nguyên tắc, một mơi trường kinh doanh ổn định có nghĩa là ít có sự thay đổi về chính sách. Tuy nhiên, Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, nên các chính sách đều chưa hồn thiện, thêm vào đó là đang chuẩn bị tham gia các cam kết song phương, đa phương, nên việc sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với các cam kết đã ký là địi hỏi mang tính khách quan. Nhưng theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiện nay các chính sách được thay đổi quá nhanh đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp.
Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV
Thiếu thông tin đang là một trong những rào cản lớn cho việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.Vì vậy, trong kỳ kế hoạch tới, chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thơng tin hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích việc hợp tác và chia sẻ cơng nghệ giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau, phát triển có hiệu quả các chương trình nghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại, khuyến khích phát triển mơ hình liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, trường kỹ thuật với doanh nghiệp .
Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng cho DNNVV
Về phía DNNVV, Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp có khả năng lập được những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn; khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn hình thành các quỹ tự giúp nhau… Về phía ngân hàng, Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi, bảo đảm lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại thu được từ khoản vay của các khách hàng là DNNVV. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách khuyến khích: Thành lập những Quỹ, cơng ty bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; các quỹ đầu tư mạo hiểm; phát triển lĩnh vực cho thuê và cho vay không cần thế chấp; phát triển các mơ hình tài chính vi mơ bền vững về mặt tài chính và được quản lý một cách chuyên nghiệp theo hướng thị trường...
Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng
lực quản trị cho các DNNVV
Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành cơng nghiệp cho các
DNNVV
Cần có những chính sách phù hợp hơn để khuyến khích phát triển các hiệp hội theo hướng trợ giúp đào tạo cán bộ hội; các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các hội tham gia các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật, tổ chức lấy ý kiến của hội để hoàn thiện các quy định quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; trợ giúp phát triển các chăm công nghiệp trong các ngành công nghiệp phụ trợ; khuyến khích phát triển liên kết giữa
DNNVV với các tổ chức nghiên cứu và giáo dục có trình độ phát triển cao thơng qua chính sách trợ giúp phù hợp.
Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV
Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển DNNVV, Chính phủ sẽ cải thiện tình hình điều phối thực hiện các hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV thông qua tăng cường vai trị chỉ đạo của Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV và hoạt động của các Tổ công tác liên Bộ, để phân định trách nhiệm giữa các Bộ, giữa cơ quan Trung ương với địa phương trong việc phát triển DNNVV và sự phối hợp giữa các cơ quan này trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; thực hiện phân cấp mạnh hơn cho các địa phương trong triển khai các hoạt động phát triển DNNVV; giao cho các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn, đào tạo trực tiếp triển khai các chương trình trợ giúp phát triển DNNVV.
Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNV