Nhận lời mời làm việc

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 110 - 112)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

5. Phỏng vấn xin việc

5.2.3.2. Nhận lời mời làm việc

Chấp nhận tuyển dụng

Những điều nên cân nhắc trước khi chấp nhận lời đề nghị công việc

1. Liệu cơng việc có tạo ra những thách thức và khiến bạn thực sự hài lòng?

Nhiều ứng viên thường bỏ qua vấn đề này khi họ bị hấp dẫn bởi chức danh công việc và lương thưởng. Nhưng hãy cố gắng xác định rõ ràng cơng việc hàng ngày của mình ra sao. Bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình làm gì? Liệu chúng

có phù hợp với giá trị và niềm tin của bạn? Hay bạn sẽ nhanh chóng nhận ra cơng việc thật nhàm chán và buồn tẻ?

2. Điểm mạnh và yếu của sếp là gì?

Sếp là người đồng hành trong mọi hoạt động của nhân viên nên công việc sẽ thuận lợi hơn nếu bạn biết phong cách quản lý của sếp mình. Hãy cố gắng nói chuyện càng nhiều càng tốt với sếp tương lai của mình để cảm nhận về con người họ. Liệu anh/ cơ ấy có quản lý tới từng chi tiết nhỏ? Sếp có phong cách giao tiếp nhỏ nhẹ hay thích nói lớn?...

3. Mức độ thay đổi của cơng việc ra sao?

Thay đổi liên tục trong công việc đồng nghĩa với căng thẳng liên tục. Do đó, hãy tìm hiểu xem cơng ty sắp có sự thay đổi lớn nào khơng, như cách thức làm việc, chế độ nghỉ hưu mới hay một vài chính sách mới đang được cân nhắc.

4. Bạn có thể tận dụng những kĩ năng, kinh nghiệm nào của mình và có thể học thêm những gì?

Hãy chắc chắn rằng kĩ năng và kinh nghiệm của bạn sẽ được áp dụng trong công việc. Đồng thời, công ty cung cấp cơ hội học tập và thăng tiến công bằng cho nhân viên. Mục tiêu chung của bạn là vừa làm việc tốt trong cơng việc vừa có thể học hỏi và phát triển thêm.

5. Đã có bao nhiêu người giữ vị trí của bạn trong vài năm gần đây?

Biết được có bao nhiêu người đã làm ở vị trí bạn ứng tuyển cũng như lý do họ ra đi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn về cơng việc và cơng ty. Liệu họ được thăng tiến hay nhanh chóng viết đơn từ chức?

Có nhiều lý do khiến cơng việc dù bạn đã cân nhắc kĩ lưỡng cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhưng hãy cố gắng xem xét các yếu tố trong công việc giúp bạn phát triển.

Từ chối tuyển dụng

Sau một khoảng thời gian tìm việc, cuối cùng điều bạn mong đợi nhất đã đến: nhận được Thư mời làm việc chính thức. Tuy nhiên, khi mọi vui mừng tạm lắng xuống, bạn lại thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình. Và nếu đến phút chót, bạn thay đổi quyết định, không muốn nhận cơng việc này nữa, bạn phải làm gì đây? Cách nào sẽ giúp bạn từ chối mà khơng làm phật lịng nhà tuyển dụng (NTD)? Bài

viết cuối cùng trong loạt bài “Ứng viên chuyên nghiệp” kỳ này sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết ổn thoả cho tình huống trên.

Bạn khơng phải là ứng viên duy nhất trên đời rơi vào hoàn cảnh “từ chối một lời mời làm việc”. Vì vậy, vấn đề chỉ cịn là cách từ chối như thế nào để NTD khơng có ấn tượng xấu về bạn và sau này họ không thẳng tay “loại” tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên nếu lỡ bạn muốn ứng tuyển tiếp vào cơng ty đó. Và một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với NTD để họ cịn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Nhiều NTD than phiền một số ứng viên ngày nay không biết cách từ chối lịch sự. NTD đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên, nhưng đến khi gởi thư mời làm việc thì khơng hề nhận được phúc đáp nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc khá hơn thì sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo … đã tìm được việc khác! Lại có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc, nhưng được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép và rồi “lặn” mất tăm. Những cách ứng xử như trên khơng khác gì tự ghi tên mình vào “sổ bìa đen” của NTD.

Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, một khi muốn từ chối một công việc, hãy sớm báo với NTD và giải thích (một cách lịch sự) tại sao bạn không nhận việc này. Giữ được mối quan hệ tốt với NTD sẽ giúp ích rất nhiều cho đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, những NTD thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần giữ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Bạn nên từ chối qua thư, cho NTD biết bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian và cơ hội việc làm này cho bạn và nêu rõ lý do tại sao mình khơng thể nhận cơng việc như thế vào lúc này. Bạn có thể nói rằng cơng việc địi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác trong khi bạn phải quán xuyến nhiều việc gia đình. Dù bạn nêu lý do gì, cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng, lịch sự.

Tốt hơn nữa, nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp NTD thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để khơng ảnh hưởng đến công việc chung của công ty.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w