Chuẩn bị những thông tin cần thiết

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 97 - 102)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

5. Phỏng vấn xin việc

5.2.1.1. Chuẩn bị những thông tin cần thiết

Bước tiếp theo trong tiến trình chuẩn bị là dự đóan những câu hỏi có thể có trong buổi phỏng vấn và chuẩn bị một cách sơ lược các câu trả lời.

Các lọai câu hỏi về bản thân của ứng viên

Những câu hỏi phỏng vấn được chia thành hai lọai: những câu hỏi truyền thống và những câu hỏi hành vi. Câu hỏi truyền thống bao gồm những câu hỏi tổng quát về bản thân bạn và cách bạn giải quyết những tình huống lí thuyết để hé mở những quan điểm và thuộc tính của bạn về công việc. Ngược lại, những câu hỏi hành vi lại tập trung vào những tình huống chuyên môn trong quá khứ và cách bạn giải quyết chúng. Vì bạn khơng biết trước người phỏng vấn sẽ hỏi gì nên bắt buộc bạn phải chuẩn bị cho cả hai kiểu phỏng vấn trên.

Những câu phỏng vấn truyền thống và vài hướng trả lời

Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày khơng nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tơi điều gì mà các ứng viên khác khơng có?

Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho cơng ty. Ngồi ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thơng tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành cơng trong q khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!!

3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên q trình tìm hiểu và thơng tin có được về cơng ty.

Những câu phỏng vấn về hành vi

Phương thức phỏng vấn này dựa trên ý kiến rằng những hành vi ứng xử trong quá khứ có thể dự báo được những ứng xử và hành động trong tương lai.

Người ta có thể sử dụng kinh nghiệm làm việc, hoạt động, sở thích, các cơng việc tình nguyện, đồ án hay cuộc sống gia đình - nghĩa là bất cứ hoạt động thực tiễn nào - để minh họa cho hành vi ứng xử của mình đã từng thực hiện. Loại phỏng vấn này giúp ứng viên có cơ hội tự thể hiện mình tốt nhất trước nhà tuyển dụng. Ngày nay các nhà tuyển dụng có xu hướng sử dụng phương pháp phỏng vấn này ngày càng nhiều, nhằm đánh giá đúng thực lực của ứng viên. Để có thể thực hiện tốt một cuộc phỏng vấn hành vi, các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Có ba loại câu hỏi tiêu biểu thường gặp trong các cuộc phỏng vấn:

1. Câu hỏi lý thuyết - những câu hỏi đặt tình huống giả định. Các câu hỏi loại này thường để kiểm tra khả năng ứng đáp hơn là khả năng giải quyết công việc. Thí dụ: Anh (chị) làm thế nào nếu phải tổ chức cho bạn bè giúp mình chuyển nhà mới?

2. Câu hỏi dẫn dắt - những câu hỏi nhằm đưa đến đáp án mà người phỏng vấn mong muốn. Thí dụ: Anh (chị) không ngại phải làm việc độc lập chứ?

3. Câu hỏi hành vi ứng xử - những câu hỏi nhằm tìm hiểu khả năng ứng xử của ứng viên trong quá trình làm việc trước đây và thường tập trung vào các kỹ năng liên quan đến cơng việc đang dự tuyển. Những câu hỏi này có thể bao gồm:

• Dạng câu hỏi mở - ứng viên không chỉ trả lời đơn giản là “có” hay “khơng”. Các câu hỏi loại này thường bắt đầu bằng “Hãy cho biết...”, “Hãy trình bày...”, “Hãy kể lại...”.

• Dạng câu hỏi đóng - thường dùng để làm rõ hoặc xác nhận lại thông tin. Thí dụ: Anh (chị) có bằng cấp về tâm lý học, đúng khơng?

• Dạng câu hỏi tìm hiểu - sử dụng để tìm hiểu nguyên nhân đưa đến những quyết định mà ứng viên đã từng thực hiện hoặc để đánh giá động lực của ứng viên. Thí dụ: Tại sao anh (chị) lại chọn nộp đơn vào công ty này mà không vào công ty khác có triển vọng hơn?

Làm cách nào để trả lời tốt nhất các câu hỏi hành vi?

Cần tn thủ mơ hình PAR (vấn đề - xử lý - kết quả). Một câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi hành vi phải nêu ra được nhiệm vụ hay vấn đề mà bạn đã từng ứng phó, biện pháp xử lý đã thực hiện và kết quả của việc xử lý đó. Câu trả lời hồn chỉnh nhất thiết phải bao gồm ba cấu phần nêu trên. Hãy nhớ là bạn phải kể cho người phỏng vấn nghe một câu chuyện súc tích (có mở đầu, cốt truyện và kết luận) về cách thức bạn áp dụng kỹ năng thực tế.

Ví dụ:

Vấn đề (P) - Doanh số quảng cáo của tờ Daily News bỗng sụt giảm hẳn và nhiều thân chủ quan trọng không chịu gia hạn hợp đồng.

Xử lý (A) - Tôi (ứng viên) đã thiết kế một chương trình khuyến mãi bằng cách giảm giá đồng thời so sánh lợi ích có được khi quảng cáo trên Daily News so với các phương tiện truyền thông khác trong khu vực. Tơi cũng bố trí một khóa huấn luyện đặc biệt cho các nhân viên bằng cách mời một giáo sư trường kinh doanh đến giảng về chiến lược bán hàng cạnh tranh hiệu quả.

Kết quả (R) - Chúng tôi ký được hợp đồng quảng cáo thường nhật với 15 khách hàng cũ và có thêm 5 hợp đồng đặc biệt. So với cùng kỳ năm ngoái số khách hàng mới của chúng tôi tăng thêm 20%.

Phải chuẩn bị những gì cho một cuộc phỏng vấn hành vi

 Phân tích kỹ công việc mà bạn nộp đơn xin. Cố gắng tìm được bản mơ tả cơng việc của chính cơng ty. Tìm hiểu xem nhà tuyển dụng địi hỏi những kỹ năng gì cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Thơng thường các kỹ năng địi hỏi bao gồm: Lịng nhiệt tình; kiến thức/kỹ năng làm việc; các đức tính cá nhân; khả năng ra quyết định; khả năng lãnh đạo; xây dựng tập thể; tính linh hoạt; khả năng giao tiếp.

 Phân tích khả năng của chính mình để xem những kỹ năng nào phù hợp và đáp ứng được yêu cầu công việc.

 Thử đưa ra những thí dụ về hành vi ứng xử trước đây có thể minh họa cho các kỹ năng đó. Tập kể lại với lưu ý về kết cấu PAR để có một câu chuyện thật súc tích.

 Nếu có thể hãy cụ thể hóa những kết quả đạt được bằng con số. Điều này có thể chứng minh cho quyền hạn và trách nhiệm trước đây của bạn.

 Hãy chuẩn bị cả những tình huống mà kết quả xảy ra khơng như mong đợi. Trình bày phương thức xử lý lúc đó.

 Nên có nhật ký cá nhân ghi lại những thành quả đã đạt được để làm tư liệu cho các cuộc phỏng vấn hành vi.

Các lọai câu hỏi về công ty và vị trí công việc

Trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, hãy tìm hiểu về công ty mà bạn nộp đơn càng nhiều càng tốt. Bạn có thể có những thơng tin cần thiết về cơng ty từ chính cơng ty đó, tạp chí thương mại, website,…

Việc tìm kiếm các thơng tin cho bạn một nền tảng kiến thức nhất định về cơng ty đó, ngịai ra cịn giúp bạn thành cơng trong cuộc phỏng vấn theo hai cách:. Thứ nhất, hỗ trợ cho việc giao tiếp của bạn với người phỏng vấn. Thứ hai,giúp phân biệt bạn với các ứng cử viên khác khơng có chút hiểu biết về cơng ty.

Bên cạnh đó, những câu hỏi về trách nhiệm công việc, hệ thống đánh giá nhân viên, triết lí quản trị, quy trình phát triển cơng ty và các kế họach tương ai, chương trình phát triển nhân viên.

Câu hỏi về lương: Lương trước đây của bạn? Trong thời gian từ 5

đến 10 năm, bạn muốn kiếm được bao nhiêu tiền?... đó là những câu hỏi có thể gặp khi đàm phán về lương. Bạn sẽ trả lời thế nào?

Để đạt được mức lương cao khi phỏng vấn xin việc:

1. Biến mình thành một thương hiệu

Để tiếp thị chính bản thân với nhà tuyển dụng, hãy xem mình là một thương hiệu và cố gắng vận dụng mọi phương tiện có thể để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp nhất cho họ.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một câu slogan mơ tả về chính mình thật ấn tượng để trình bày trong buổi phỏng vấn. Đừng đưa vào slogan này những từ ngữ nhàm chán để giới thiệu về vị trí công việc bạn từng làm hay trách nhiệm bạn từng đảm nhận. Thay vì vậy, hãy nhấn mạnh bạn là “chuyên viên bán hàng nhạy bén, người có khả năng thuyết phục cực kỳ hiệu quả và đặc biệt năng động trước áp lực cao chẳng hạn. Câu này không chỉ bộc lộ đầy đủ về cơng việc trước đây, mà cịn cho thấy rõ các khả năng, kỹ năng cũng như thế mạnh của bạn.

2. Hiểu rõ công ty tuyển dụng

Một trong những yếu tố tạo được khác biệt lớn giữa ứng viên thành công với mức lương cao và những người suốt đời chỉ quẩn quanh với con số thu nhập khiêm nhường là điều nghiên cứu thật kỹ ở nơi xin việc trước khi phỏng vấn. Nếu bạn tỏ ra hiểu biết thông suốt về công ty như đường lối kinh doanh trong quá khứ và hiện tại, về khách hàng và đối thủ cạnh tranh của họ, thậm chí có thể gợi ra ý tưởng kinh doanh mới cho cơng ty thì bạn sẽ lấy được cảm tình của nhà tuyển dụng. Họ chắc chắn nhận thấy bạn thật sự quan tâm gắn bó cùng cơng ty, có khả năng suy nghĩ độc lập, nhạy bén, chứ không phải là một chú ong chỉ biết chăm chỉ làm việc theo yêu cầu được giao.

3. Trang phục xứng tầm vị trí

Hãy bỏ suy nghĩ tốt gỗ hơn tốt nước sơn ra khỏi đầu để chọn phục trang tương xứng với vị trí bạn muốn có được và mức lương bạn yêu cầu. Bạn không thể leo lên một nấc thang cao hơn trong sự nghiệp khi vẫn giữ vẻ ngồi bình thường như cũ. Trang phục lịch thiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà phỏng vấn.

4. Đừng dài dòng

Với mọi câu hỏi, hãy cố gắng trả lời thật rõ ràng và ngắn gọn, sau đó ngừng lại. Nếu bạn cảm thấy cần phải tiếp tục nói chỉ vì nhà phỏng vấn chưa hỏi câu tiếp theo, bạn sẽ biến mình thành người khơng tự tin. Đây chỉ là một thủ thuật phỏng vấn. Đôi khi, người phỏng vấn cố tình đưa bạn vào tình thế khó xử để xem bạn phản

ứng thế nào. Đừng để sập bẫy của họ bằng cách luôn luôn tự chủ, đặc biệt là chủ động với những gì mình nói ra.

5. u cầu được giao việc

Hãy hỏi thật nhiều về công việc và cố gắng đưa ra các đường hướng hoạt động như thể bạn đã được đặt vào vị trí đó. Nếu muốn nắm chắc phần thắng trong tay, hãy cho thấy bạn là người quyết đốn, mạnh mẽ. Chẳng cơng ty nào trao chức vụ lãnh đạo và phải trả lương cao cho một người rụt rè. Nếu muốn cơng việc gì, cứ mạnh dạn đề nghị họ giao cho bạn. Các nhà phỏng vấn luôn đề cao những ứng viên quyết đoán, đặc biệt đối với vị trí lãnh đạo.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 97 - 102)