Mục tiêu nghề nghiệp

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 74 - 75)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

3. Chuẩn bị lý lịch 1.Sơ yếu lý lịch:

3.4.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Những nhà tuyển dụng thích nhìn thấy mục tiêu nghề nghiệp (cịn gọi là vị trí dự tuyển) trong phần đầu của bản SYLL, để họ có thể biết vị trí mà bạn muốn có phù hợp với những tiêu chí của họ hay khơng. Mục tiêu có thể là cụ thể hay chung chung. Sử dụng mục tiêu rõ ràng cho một vị trí cụ thể và một mục tiêu chung chung cho những vị trí tương tự nhau tại một phịng ban nào đó phù hợp với những khả năng cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với vị trí thu hút ứng viên và được công bố rộng rãi, nên đọc quảng cáo cẩn thận để đảm bảo rằng tên vị trí dự tuyển phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Lưu ý

Nhà tuyển dụng có thể cho rằng lời khẳng định của bạn như “tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp” là xáo rỗng. Vì vậy hãy sử dụng những từ ngữ cẩn thận khi viết tên vị trí tuỵển dụng. Nên viết tên vị trí dự tuyển ngắn gọn, rõ ràng và trực tiếp. Nó sẽ nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đang tìm kiếm vị trí nào cho mình.

Một vài ví dụ

Mục tiêu nghề nghiệp cụ thể:

2. Vị trí giám đốc nguồn nhân lực trong ngành cơng nghiệp chăm sóc sức khỏe.

3. Vị trí trợ lý hành chính tại ngân hàng Sacombank.

Mục tiêu nghề nghiệp chung chung:

1. Vị trí thử thách trong bán hàng và tiếp thị.

2. Vị trí hướng tới quản trị viên bán hàng. Mục tiêu lâu dài là trở thành nhà quản lý của một trung tâm thương mại.

3. Một cơng việc trong tập đồn P&G với cơ hội cho sự thăng tiến nghề nghiệp trong bộ phận marketing.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 74 - 75)