Viết thư xin việc

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 90)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

4. Thư xin việc

4.1. Viết thư xin việc

4.1.1. Chuẩn bị viết thư xin việc: Cũng như sơ yếu lý lịch, thư xin

việc có thể được viết một cách chung chung hay có mục tiêu. Việc lựa chọn cách viết tùy thuộc vào công việc mà bạn chọn. Nếu bạn nộp hồ sơ cho một vị trí cụ thể đã được quảng cáo, hãy sử dụng một thư xin việc có mục tiêu.

Nếu vị trí xin việc chưa được xác định hay khơng biết liệu cơng ty đó có chỗ trống nào thích hợp cho mình khơng, hãy sử dụng thư tổng quát. Trong một vài trường hợp bạn có thể kết hợp một bản lý lịch tổng quan với thư xin việc có mục đích vào trong một hồ sơ hiệu quả.

Khi gửi hồ sơ xin việc tới những vị trí tương tự nhau trong kinh doanh, bạn có thể sử dụng cùng một bản SYLL nhưng cá nhân hóa từng lá thư với từng công ty cụ thể cho thích hợp.

Khi chuẩn bị bản lý lịch cũng như viết thư xin việc, bạn nên tìm hiểu cơng ty tuyển dụng, một đơn xin việc có mục đích có thể hiệu quả hơn nếu bao gồm những thông tin cụ thể gắn liền với sản phẩm, khách hàng, thành tựu của công ty.

Nghiên cứu thông tin về một cơng ty cụ thể sẽ giúp có được những thơng tin chi tiết giúp bạn tập trung vào những gì người tuyển dụng yêu cầu. Kiến thức về tổ chức và những chi tiết cụ thể về vị trí tuyển dụng cho phép bạn giải thích những kỹ năng chuyên mơn của mình theo quan điểm của người nhận. Làm nổi bật những thành tích trong quá khứ để chỉ ra rằng việc tuyển dụng bạn sẽ có lợi như thế nào. Điều quan trọng khơng phải là những gì bạn đã làm mà là những gì bạn có thể làm cho tổ chức.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w