- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân
1. Phân tích bản thân và yêu cầu của công việc
Bước đầu tiên khi tìm kiếm cơng việc là liệt kê những khả năng, điểm mạnh và sở thích của bạn, học vấn, kinh nghiệm và thành tích mà bạn đã đạt được. Sau đó xác định những vị trí phù hợp với bạn.
Những bài kiểm tra “quyết định nghề nghiệp”, các công cụ đánh giá sẽ giúp bạn xác định những điểm mạnh và điểm yếu, sở thích của bạn và kết hợp chúng với những điểm mạnh, tìm ra những điểm tương đồng giữa chúng … để quyết định lựa chọn những công việc thích hợp.
Bảng phân tích quyết định nghề nghiệp bao gồm các nội dung:
• Điểm mạnh và điểm yếu của bạn ở đâu? Suy nghĩ và đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu nhất của mình.
• Bạn có thể làm gì? Hãy liệt kê những kỹ năng, khả năng mà bạn có thể làm. Kế bên mỗi kỹ năng, khả năng nêu ra một ví dụ chứng minh cách bạn vận dụng kỹ năng đó.
• Bạn biết những gì? Hãy liệt kê những gì bạn biết: các chủ đề và lĩnh vực mà bạn thơng thạo và trình bày một ví dụ về hiểu biết của bạn
• Đâu là con người của bạn? Hãy liệt kê những tính từ diễn tả phẩm chất của bạn. Nêu một ví dụ cho minh họa cho mỗi phẩm chất.
Ví dụ:
- Điểm mạnh: Là người cẩn thận, hiền lành và sâu sắc. Làm việc chăm chỉ, có óc tổ chức và kiên quyết, thích cuộc sống ổn định.
- Học vấn: Tốt nghiệp giỏi đại học kinh tế, chuyên ngành TCDN. - Ngoại ngữ: Tiếng Anh- thành thạo các kỹ năng.
- Vi tính: thành thạo các phần mềm văn phịng và phần mềm kế tốn.
- Kinh nghiệm: lập báo cáo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thuế,…
- Thành tích: thiết lập thành công hệ thống quản trị chi phí, giúp công ty kiểm sốt chi phí một cách hiệu quả thơng qua việc lập ngân sách và kiểm soát ngân sách.
- Điểm yếu: là người hướng nội, thích ở một mình, thích ẩn mình sau hậu trường, khơng tự tin khi nói trước đám đơng.
Sau khi phân tích những điểm mạnh và điểm yếu, chúng ta sẽ lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Qua những đặc điểm trên, ta thấy người này thích hợp với ngành kế toán.
Phân tích khả năng của bản thân là phần quan trọng trong chiến dịch tìm việc. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc tính cá nhân, kinh nghiệm mà bạn đem theo đến hôi chợ việc làm. Những tiêu chí đó sẽ rất có giá trị khi bạn thiết lập bản SYLL. Bản SYLL sẽ quyết định bạn có được chọn để phịng vấn hay khơng?
Sau khi phân tích bản thân, bạn cần kiểm tra tính chất công việc. Phần này cũng rất quan trọng. Việc tìm hiểu thị trường việc làm sẽ cung cấp cho bạn những thơng tin về việc làm có sẵn trong lĩnh vực của bạn cũng như các yêu cầu của công việc. Điều này giúp bạn quyết định loại công việc bạn mong muốn.
Để phân tích bản thân và tính chất công việc, bạn cần phân tích 5 nội dung: + Thơng tin cá nhân.
+ Trình độ học vấn. + Kinh nghiệm. + Người giới thiệu. + Sở thích nghề nghiệp.
1.1. Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân bao gồm: tên, địa chỉ thường trú/tạm trú, số điện thoại, số fax,... Đây là phần đơn giản nhất, vì vậy bạn khơng cần đánh giá các thông tin trong phần này.
Bạn cũng nên đề cập đến sở thích, các hoạt động phục vụ cộng đồng, kinh nghiệm nói trước đám đơng, các hoạt động tình nguyện, thành viên của các tổ chức … Nếu có thể bạn hãy nói đến những thành tích đã đạt được, những kinh nghiệm, những giải thưởng đã nhận được.
Không nên ghi vào SYLL những thông tin về chiều cao, cân nặng, ngày sinh, tình trạng gia đình, số con … Điều này là khơng hợp pháp nếu nhà tuyển dụng sử dụng những thơng tin đó để lựa chọn ứng cử viên, trừ khi đó là u cầu của cơng việc. Ngồi ra, hãy nói đến những năng khiếu hoặc kỹ năng của bạn, như: viết và sử dụng phần mềm, viết và nói các ngoại ngữ … Tiếp theo hãy liệt kê những đặc tính cá nhân mà bạn có thể áp dụng vào cơng việc: sự nhiệt tình, chân thật, tính độc lập, sáng tạo, tính hài hước và khả năng thích nghi. Hãy thêm vào bảng thông tin cá nhân bất cứ thơng tin nào có thể thu hút nhà tuyển dụng, chẳng hạn như mục tiêu nghề nghiệp, sẵn sàng đi cơng tác trong và ngồi nước, sẵn sàng thay đổi chỗ ở liên quan theo yêu cầu nghề nghiệp …
Một vài thông tin trong bảng thông tin cá nhân sẽ được sử dụng để chuẩn bị cho SYLL. Những thông tin khác sẽ giúp bạn lựa chọn những công việc cụ thể, viết đơn xin việc, trả lời câu hỏi phỏng vấn và điền vào đơn tuyển dụng.
1.2. Trình độ học vấn
Liệt kê những trường mà bạn đã học: tên, địa điểm, năm bạn theo học, chuyên ngành, điểm trung bình chuyên ngành, tổng điểm, những bằng cấp, chứng chỉ bạn đã nhận được …
Ngồi ra, cần phải nêu ra:
• Các khóa học đặc biệt: nghiệp vụ văn phịng, khóa học Quản trị … bạn đã từng tham gia.
• Các kỹ năng thuộc phần cứng hoặc phần mềm máy tính, những dự án mà bạn đã hồn thành.
• Mơ tả kinh nghiệm làm việc nhóm và các dự án nhóm. • Ghi rõ các báo cáo nghiên cứu mà bạn đã từng chuẩn bị • Giấy khen, phần thưởng
Liệt kê bất cứ thơng tin nào có liên quan đến quá trình học tập của bạn mà bạn nghĩ rằng nó có thể thu hút các nhà tuyển dụng.
Hãy nhớ rằng đây là bản tóm tắt các thế mạnh của bạn – một danh sách các yếu tố có liên quan và chúng có thể giúp bạn được chọn vào vị trí tuyển dụng thích hợp với kế hoạch nghề nghiệp của bạn.
1.3. Kinh nghiệm
Liệt kê các kinh nghiệm làm việc bán thời gian và toàn thời gian của bạn mà bạn nghĩ nó có ích cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Hãy ln nhớ 2 điều bạn phải có khi nhận bất cứ cơng việc nào:
• Trách nhiệm
• Tài năng (thành tích, kiến thức, kỹ năng và sự đóng góp khi đảm nhận công việc)
Nhiều người mắc sai lầm khi chỉ nêu các nhiệm vụ mà họ đã từng đảm nhận. Mặc dù, các nhà tuyển dụng quan tâm đến điều này nhưng bạn sẽ được chú ý hơn nếu họ biết bạn đã hồn thành nhiệm vụ ấy một cách thành cơng như thế nào. Ví dụ: giám sát 10 nhân công, tăng doanh thu 25%, được đề bạt làm trợ lý giám đốc …
Với những công việc đã từng làm, bạn hãy nêu tên công việc, tên và địa chỉ của nhà tuyển dụng, ngày bạn được tuyển dụng. Những nhiệm vụ và bằng chứng về những thành tích mà bạn đạt được cũng cần được nhắc đến. Hãy nêu ra những gì bạn đã học được từ công việc, bất cứ sáng kiến nào bạn đã sử dụng cho công việc, những lá thư giới thiệu liên quan đến công việc bạn đã làm, đồng thời điều gì bạn thích nhất ở cơng việc đó, …
Bất cứ kinh nghiệm làm việc nào bạn cảm thấy có lợi cho mình (tình nguyện viên, thực tập sinh có lương và khơng lương) đừng ngần ngại nêu ra trong phần thông tin kinh nghiệm. Đó sẽ được xem là những kinh nghiệm bạn có được, và giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật giữa xấp hồ sơ.
Ví dụ
Đối với sinh mới tốt nghiệp, cần nêu ra:
Những công việc bán thời gian: phục vụ, gia sư, tiếp thị,…
Hoạt động tình nguyện: tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thăm trại trẻ mồ côi,…
Đề án tốt nghiệp: các cơng trình nghiên cứu, ḷn văn tốt nghiệp,… Đối với người đã đi làm: nêu các công việc bạn đã từng làm mà liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn (vị trí, công ty, nhiệm vụ, thành tích, thời gian,…)
1.4. Người giới thiệu
Đây là những cá nhân mà họ biết rõ về bạn cũng như công việc của bạn, và họ sẵn sàng viết thư giới thiệu bạn cho các nhà tuyển dụng. Bạn nên có ít nhất 3 người giới thiệu, hoặc nhiều hơn nếu bạn đã đi làm nhiều năm. Những người bạn có thể nhờ giúp đỡ: ơng sếp cũ, các giáo sư, đồng nghiệp của bạn … Các nhà tuyển dụng thường xem các ông sếp cũ là người đáng tin cậy nhất.
Hãy hỏi ý kiến của người đó trước khi bạn nhờ họ là người giới thiệu cho bạn. Khi họ đã đồng ý, hãy gửi cho họ bản SYLL của bạn để họ có thể nắm được những hoạt động gần đây của bạn.
Với từng người giới thiệu, bạn nên nêu tên, vị trí công tác, nơi công tác, số điện thoại, số fax, địa chỉ, email… của họ. Hãy hỏi để biết chắc rằng họ muốn được liên hệ tại công ty, nhà riêng hoặc một nơi nào khác.
1.5. Tính chất công việc
Sau khi phân tích các khả năng của mình, bạn sẽ sẵn sàng tìm kiếm thơng tin về cơ hội việc làm. Hãy bắt đầu xác định các công việc bằng cách phân tích các điểm mạnh và sở thích của bạn, xem chúng có liên quan đến cơng việc mà bạn đã xác định hay không. Đồng thời, cũng xác định những đặc tính có vai trị quan trọng cho mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn (5 – 10 năm). Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như:
• Bạn thích làm việc tại văn phịng, ngồi văn phịng hay trong những mơi trường thay đổi?
• Một cơng việc ổn định và an tồn có quan trọng với bạn khơng? • Bạn có thích gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục người khác khơng?
• Bạn có đánh giá cao tính độc lập, các thử thách, cơ hội phát triển và tính sáng tạo khơng?
• Theo bạn mức lương nào là chấp nhận được?
• Bạn có sẵn sàng thay đổi chỗ ở liên quan theo yêu cầu nghề nghiệp khơng? • Những mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn là gì?
• Loại cơng việc nào phù hợp với mục tiêu ấy?
Hãy nêu ra những đặc tính công việc mà bạn cảm thấy quan trọng với bạn. Sau đó, bắt đầu tìm hiểu thị trường để biết được các yêu cầu và lợi ích của công việc bạn đang tìm kiếm. Những mẩu quảng cáo trên báo, những thông tin trên mạng … sẽ cung cấp cho bạn những thơng tin về cơng việc để giúp bạn tìm được một công việc phù hợp.