Những điều tối kị khi viết SYLL

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 87 - 89)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

3. Chuẩn bị lý lịch 1.Sơ yếu lý lịch:

3.7. Những điều tối kị khi viết SYLL

- Sai ngữ pháp và mắc lỗi chính tả: Hồ sơ xin việc giúp bạn tạo

ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Chỉ cần một lỗi đánh máy cũng có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người bất cẩn. Vì vậy, khơng chỉ kiểm tra bằng chế độ “spelling and grammar” của MS Word, bạn nên nhờ người quen đọc lại hồ sơ để chắc rằng bạn không mắc bất kỳ lỗi chính tả hay ngữ pháp nào

- Chú trọng mô tả trách nhiệm công việc mà bỏ qua thành tích đạt được: Người tìm việc thường mơ tả quá chi tiết các công việc đã làm. Thế

nhưng, nhà tuyển dụng cịn muốn biết bạn đã đạt được thành tích gì trong cơng việc trước đây. Vì vậy, hãy tránh trình bày trách nhiệm cơng việc theo kiểu chung chung như “Cập nhật thơng tin của các phịng ban”. Bạn cần trình bày thành tích đã đạt được để hồ sơ của bạn nghe thuyết phục và nêu bật được khả năng của bạn: “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các thông tin lưu trữ cách đây 10 năm một cách hệ thống, giúp các phịng ban tham khảo nhanh chóng và dễ dàng.

- Cung cấp thơng tin liên lạc khơng chính xác và khơng nghiêm túc: bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng một địa chỉ email nghe không nghiêm túc

chút nào như thichduthu @ yahoo .com. Tất cả những lỗi không đáng này sẽ lấy đi cơ hội có được việc làm mơ ước của bạn.

- Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: Trong hồ sơ xin việc,

bạn đừng sử dụng đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất “Tơi”. Thay vì viết “Tơi theo dõi,

giám sát và thực hiện cơng việc thư ký hành chính”, bạn hãy viết là “Theo dõi, giám sát và thực hiện cơng việc thư ký hành chính.” Bạn chỉ sử dụng đại từ nhân xưng

trong phần “Mục tiêu nghề nghiệp” và Thư xin việc mà thôi.

- Viết mục tiêu nghề nghiệp không ấn tượng: Mục tiêu nghề

nghiệp xuất hiện ở phần đầu của hồ sơ xin việc, là mục đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu thật kỹ bản Mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì và viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất.

Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp: Một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý nhân sự mang đến nhiều cơ hội và thách thức, cho phép tôi phát huy tối đa kiến thức và kinh nghiệm của mình trong ngành tư vấn và tuyển dụng nhân sự.

- Không sử dụng động từ: Bạn nên tránh những cụm từ như

“Chịu trách nhiệm làm hợp đồng…” Bạn cần sử dụng động từ để mơ tả bạn đã hồn thành cơng việc như thế nào. Vì thế, bạn hãy viết “Theo dõi, quản lý và sắp xếp các hợp đồng, văn bản và tất cả hồ sơ liên quan đến quy định pháp luật...”

- Dùng sai thuật ngữ chuyên ngành: Đừng cho rằng các thuật ngữ

chuyên ngành sẽ khiến bạn “bác học”, hiểu biết hơn. Nhà tuyển dụng đã quá quen thuộc với chúng và nếu bạn dùng sai chỉ một từ, điều đó sẽ biến bạn thành “kẻ ngốc” trong mắt họ.

Sự rõ ràng mới là yếu tố quan trọng. Do đó, đừng lạm dụng các thuật ngữ chuyên ngành phức tạp trong sơ yếu lý lịch của mình và nhớ chỉ sử dụng từ viết tắt nếu những người ngoài lĩnh vực của bạn cũng hiểu được nó. Ví dụ, bạn có thể viết HTML thay cho Hypertext Markup Language.

Bất cứ thành công nào cũng cần có sự đầu tư về thời gian và cơng sức. Bạn sẽ không thành công nếu gửi cùng một sơ yếu lý lịch cho nhiều nhà tuyển dụng khác nhau. Cho dù là cùng một lĩnh vực hay vị trí, mỗi nhà tuyển dụng và cơng ty đều có những đặc điểm khác nhau.

Tìm hiểu, nắm bắt được nhu cầu của họ và tùy biến sơ yếu lý lịch của mình một cách thích hợp, bạn mới có cơ hội lọt vào vịng phỏng vấn.

- Không biết cách tối ưu hóa: Nếu bạn đăng sơ yếu lý lịch trực

(Search engine optimization – Tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm). Điều này đặc biệt quan trọng trong những lĩnh vực về cơng nghệ bởi nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên với những đặc điểm, năng lực cụ thể.

Hiện nay, các trang tìm việc hay mạng lưới xã hội đều có tính năng cho phép nhà tuyển dụng thu hẹp ứng viên chỉ bằng cách gõ vào một số từ, cụm từ tìm kiếm cụ thể. Nếu sơ yếu lý lịch của bạn khơng được tối ưu hóa với những keyword phù hợp, bạn có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội kể cả dù bạn có trình độ tốt ra sao. Do đó, hãy nghiên cứu thật kỹ về lĩnh vực cũng như bản tin tuyển việc của công ty để rút ra những từ ngữ cần thiết cho sơ yếu lý lịch của bạn.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w