Tham dự một cuộc phỏng vấn

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 102 - 106)

- Tránh bộc lộ cảm xúc bột phát, khiển trách, công kích hay chế nhạo cá nhân

5. Phỏng vấn xin việc

5.2.2. Tham dự một cuộc phỏng vấn

5.2.2.1. Trang phục

Chuẩn bị trang phục chu đáo cho một buổi phỏng vấn không chỉ tạo nên ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Những nguyên tắc chung

− Hãy mặc những trang phục đem đến cho bạn sự thoải mái. Những bộ đồ không quá chật, không khiến bạn phải mất thời gian đưa tay chỉnh sửa mỗi lần đứng lên ngồi xuống sẽ đem đến cho bạn sự tự tin hơn.

− Bạn nên tránh mặc những trang phục màu sắc nổi bật, vải bóng hoặc hoa văn sặc sỡ. Xanh nhớt, xám sậm được khuyên nên dùng vì chúng khiến bạn trơng chững chạc hơn (các sếp thường có cảm tình với những nhân viên có phong thái chững chạc, tự tin).

− Tránh xức quá nhiều nước hoa hoặc dùng nước hoa mùi mạnh. Nước hoa có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người phỏng vấn, vì thế, tốt nhất là bạn nên giữ cho mình một khoảng cách an tồn.

− Mang theo giấy tờ (bản photo của sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu...), cây bút và một ít giấy trắng để sẵn trong bìa hồ sơ mỏng. Điều này sẽ giúp bạn có thể ghi lại những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho phụ nữ

− Mặc đầm khi đi phỏng vấn không phải là một ý kiến tốt. Các công sở cũng không chấp nhận nhân viên mặc quần jean, vì chúng trơng thiếu nghiêm túc. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ A ngang đầu gối. Nếu phỏng vấn xin vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ được hoan nghênh nếu mặc vest màu xanh nhớt, xám, đen đi cùng với áo sơ mi trắng, hoặc xanh.

− Không nên mang giày quá cao. Những đơi giày cao khoảng 5cm có màu hợp với trang phục sẽ giúp bạn vững tin hơn là những đôi giày cao lênh khênh.

− Đừng quên mang thắt lưng trong trường hợp đóng thùng. Màu thắt lưng phải hợp với màu giày (ví dụ: đen đi với đen).

− Hãy chú ý đến tóc. Nếu tóc dài, bạn có thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng.

− Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn.

− Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa mỏng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn).

− Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho nam giới

− Hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... để tạo cho mình một vẻ ngồi chững chạc. Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (giám đốc, trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hịa với màu áo sơ mi. Khơng nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ.

− Thắt lưng và giày phải có màu tệp với màu quần tây. Hãy chú ý đến đơi giày của mình, khơng nên mang những đơi giày cũ kỹ, sờn da. Ít nhất, bạn cũng nên đánh xi giày cho mới.

− Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng.

− Bạn khơng nên đi phỏng vấn với mái tóc dài rủ xuống mặt, trừ khi bạn là dân làm nghệ thuật và muốn xin vào một công ty quảng cáo.

5.2.2.2. Thái đợ

Sau khi qua vịng sơ tuyển – lọc hồ sơ, bạn được chọn vào "vòng loại trực tiếp” – phỏng vấn. Cung cách ứng xử và thái độ của bạn sẽ là yếu tố quyết định bạn có “qua” được vịng này hay khơng. Điều quan trọng khi đi phỏng vấn (bên cạnh việc đến đúng giờ, trang phục chỉnh tề) là giữ thái độ bình tĩnh và tránh phạm phải những lỗi dưới đây.

“Đi cho biết”

Khơng gì khiến NTD rất bực mình bằng việc trị chuyện với một ứng viên mà người này không tỏ vẻ quan tâm, hoặc chỉ trả lời hời hợt. Hỏi ra thì ứng viên chỉ “đến để biết cơng ty ra sao rồi mới cân nhắc có chấp nhận làm việc hay khơng”. Đến đây thì khơng phải bàn cãi gì thêm, tên của ứng viên này được lưu vào “sổ bìa đen” vơ thời hạn.

Nghe điện thoại khi phỏng vấn

Lý do nhiều NTD từ chối vì ứng viên liên tục nghe điện thoại và trả lời tin nhắn khi đang phỏng vấn.

Việc nghe điện thoại khi đang phỏng vấn là một trong những điều tối kỵ. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi cực kỳ khẩn cấp hoặc có cơng việc cực kỳ gấp phải giải quyết qua điện thoại, hãy hỏi ý NTD trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu. Chỉ nên

nghe điện thoại khi NTD đồng ý và cố gắng kết thúc cuộc gọi sớm. Thông thường NTD phải tiếp xúc khá nhiều ứng viên và sẽ khơng có đủ thời gian nếu bạn cứ “cà kê” trên điện thoại. Nếu bạn không ở trong bất kỳ tình huống “cực kỳ” nào bên trên, hãy tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

Nói lan man

“Hãy cho tôi biết về bạn!” là một câu hỏi nhiều NTD rất “sợ” phải hỏi nhưng khơng hỏi thì khơng được. Nhiều ứng viên vừa nghe đến câu hỏi này là lập tức “tuôn” tràng giang đại hải về tiểu sử bản thân, sở thích, thói quen của mình. Ngược lại, những thơng tin cần thiết cho NTD như công việc, những điều bạn thích khi làm việc và những gì động viên tinh thần làm việc thì lại khơng thấy nói đến.

Quá tự hào về bản thân

Bạn hồn tồn có quyền tự hào về những thành tích mình đạt được nhưng nên thể hiện một cách khiêm tốn. Bạn có thể nói “Tơi khơng tự nhận mình là người giỏi nhất, nhưng tơi ln cố gắng hết sức và nỗ lực của tôi được đền đáp với giải nhất cuộc thi XYZ.” Ngược lại, nếu bạn vỗ ngực: “Sau khi qua mặt 2 ứng viên nặng ký cho ghế Giám đốc và thắng luôn ứng viên sáng giá cuối cùng bằng bảng kế hoạch kinh doanh xuất sắc, vị trí Giám đốc Kinh doanh tại công ty ABC đương nhiên trở thành của tôi”, chỉ cần đến đây, NTD có thể nhẹ nhàng gạch tên bạn ra khỏi danh sách.

Bên cạnh đó, có những ứng viên chọn cách “thêu dệt” thêm thành tích nhằm làm lý lịch của mình “đẹp” hơn, nhưng NTD tinh ý luôn dễ dàng phát giác những chi tiết “giả tưởng” này. Khơng có gì sáng suốt bằng việc thành thật và khiêm tốn.

5.2.2.3. Ngôn ngữ cử chỉ

Những ngôn ngữ cử chỉ nên tránh trong buổi phỏng vấn

Khi bước vào phòng phỏng vấn, ngay cả khi bạn chưa nói lời nào nhưng nhà tuyển dụng đã có thể đánh giá khái quát về bạn thông qua hành động và cử chỉ.

Chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ Janine Driver cảnh báo ứng viên nên tránh năm hành động và cử chỉ sau khi tham gia phỏng vấn xin việc:

Nói cùng với hành động của tay là điều tự nhiên và đơi khi nó thể hiện sự nhiệt tình, hứng khởi. Tuy nhiên, nó có thể mang lại hiệu ứng ngược nếu bạn quá lạm dụng và không làm đúng cách.

Driver nói: “Cử chỉ của tay chỉ nên giới hạn trong khung cơ thể. Nếu tay bạn vươn quá ngang vai, người nghe sẽ nghĩ rằng bạn đang mất bình tĩnh”.

Ứng viên nên tránh chạm tay xung quanh mặt. Driver giải thích: “Người ta cho rằng chạm tay lên mặt đồng nghĩa với việc bạn đang che giấu điều gì đó. Nhiều người phỏng vấn tin vào điều này, vì thế bạn nên chú ý”.

Ngồi ra, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện thay vì nhìn vào miệng vì hành động đó có thể khiến họ cảm thấy khơng thoải mái.

Ngồi thẳng là tư thế đúng nhưng bạn cũng không nên quá cứng nhắc, ngồi nghiêm và quá thẳng. Hãy thoải mái nếu bạn không muốn bị mang tiếng là người cứng nhắc và bảo thủ. Để biết mình có ngồi đúng tư thế hay khơng hãy chụp lại ảnh, từ đó điều chỉnh thích hợp trước cuộc phỏng vấn thật sự.

Khoanh tay trước ngực là hành động thể hiện sự kiêu căng và bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin. “Nhà tuyển dụng ln tìm kiếm những người có sức lơi cuốn. Bạn nên đặt tay một cách thoải mái trên bàn và để người khác có thể nhìn thấy chúng”, Driver đưa ra lời khuyên.

Bạn nên hơi hướng người về phía trước một chút để thể hiện mình thật sự chú ý và quan tâm tới những gì người phỏng vấn nói. Ngược lại, tựa lưng vào ghế thể hiện sự khác biệt và khơng có hứng thú.

Bạn cũng có thể dựa vào tư thế này của người phỏng vấn để biết câu trả lời của mình có làm hài lịng họ hay khơng. “Nếu họ ngả người ra phía sau hay tựa vào ghế, bạn nên cân nhắc lại câu trả lời hoặc giải thích thêm”, Driver gợi ý.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG ĐÀM PHÁN (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w