Nghĩa và vai trò của việc xây dựng và quản lý giá đất trong thị

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất trong thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 44 - 45)

trƣờng bất động sản ở nƣớc ta

Đất đai có những đặc tính khác với hàng hóa khác, đó là tính khơng tồn vẹn của thị trường đất đai, tính cố định của vị trí đất đai và sự khác biệt về thực thể chuyển dịch, làm cho quy luật biến động của giá đất, xu thế biến hóa và phương hướng phát triển đều có nhiều đặc điểm tự thân. Như vậy, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, để điều tiết khống chế mức giá đất và sự vận động của thị trường đất đai, sử dụng đầy đủ và hợp lý vốn tài nguyên đất đai, thúc đẩy sự biến hóa, vận động của giá đất có lợi cho sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế, thì Nhà nước phải có một số chính sách quản lý giá đất phù hợp với đặc điểm chuyển dịch tài sản đất đai, tăng cường điều tiết khống chế đối với giá đất thị trường, nhằm phát huy đầy đủ tác dụng nhiều mặt của giá đất trong việc điều tiết thu lợi đất đai, bảo hộ quyền tài sản về đất đai và ổn định kinh tế - xã hội... Cho nên chính sách quản lý giá đất là một loạt biện pháp quản lý để Nhà nước quy định những hành vi giao dịch trong thị trường đất đai, điều tiết khống chế quy luật vận động của giá cả trong thị trường, bảo đảm sự ổn định tương đối của mức giá đất, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sở hữu và người sử dụng.

Việc Nhà nước xây dựng, quản lý và điều tiết giá đất là hết sức cần thiết, có vai trị to lớn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như:

- Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cho nên vấn đề cốt lõi của chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai là bảo vệ lợi ích kinh tế của Nhà

nước gắn liền với việc bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Nhà nước đã thực hiện chủ trương trên thông qua việc sử dụng linh hoạt các chế độ thu với mức thu hợp lý. Giá đất là tiêu chuẩn, là cơ sở để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất thông qua hoạt động giao đất, cho thuê đất, thu thuế từ hoạt động chuyển QSDĐ… Có thấy được vai trị quan trọng của giá đất đối với vấn đề nêu trên mới đảm bảo tính tích cực của q trình “tiền tệ hóa” các quan hệ pháp luật đất đai cũng như đổi mới cách thức thể hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

- Nhà nước thừa nhận đất đai có giá và quản lý giá đất là một biện pháp quan trọng ngăn chặn, hạn chế những biến động ảnh hưởng đến tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và cịn là biện pháp tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, đảm bảo lợi ích kinh tế cho người sử dụng đất.

- Việc xác định giá đất đúng đắn, phù hợp với giá trị sử dụng, khả năng sinh lời của đất đã đẩy nhanh quá trình vận động của những quan hệ đất đai như giao đất, cho thuê đất, chuyển QSDĐ, thu hồi đất và thực hiện đền bù thiệt hại về đất.

- Đồng thời, giá đất còn là công cụ để Nhà nước quản lý thị trường BĐS, một thị trường cân đối giữa cung và cầu, hạn chế tình trạng thị trường xảy ra “quá nóng” hay “đóng băng” gây ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Tóm lại, quản lý tốt giá đất sẽ mang đến những tác động tích cực như dự đốn và ngăn chặn được giá cả đất đai tăng đột biến; hạn chế được nạn đầu cơ đất đai; thúc đẩy sử dụng đất hợp lý; quy phạm hóa được hành vi giao dịch của hai bên, góp phần xây dựng một thị trường đất đai có quy phạm, xác định giá đất được khách quan và chính xác; ngăn chặn được thất thoát thu lợi của đất đai do Nhà nước đại diện cho quyền sở hữu toàn dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giá đất trong thị trường bất động sản ở việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)