Các nhân bên ngồi khu cơng nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 110 - 122)

- Có năng lực thực tế thể hiện ở mức độ lành nghề, thành tích cao trong cơng việc

3.3.1. Các nhân bên ngồi khu cơng nghiệp

3.3.1.1. Hội nhập quốc tế

Xác định hội nhập kinh tế quốc tế là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế, thời gian qua, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đã rà sốt, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi quản lý; kiến nghị, chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng và ban hành mới các văn bản nhằm đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với cam kết hội nhập kinh tế mà Việt Nam đã ký kết, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan nhà nƣớc tiếp tục đƣợc thực hiện và ngày càng nâng cao. Trung tâm Hành chính cơng tỉnh, các huyện, thành phố đi vào hoạt động đã thực hiện tốt chức năng làm đầu mối hƣớng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính đã đƣợc tối giản tạo sự thơng thống thuận tiện cho các DN hoạt động, không gây phiền hà, cản trở DN. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh luôn đạt ở tốp đầu trong cá nƣớc.

Theo báo cáo của Ban quản lý khu Cơng nghiệp, tồn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tại 40 quốc gia, vùng lãnh thổ, tập trung vào các thị trƣờng nhƣ: Hoa Kỳ, EU, Nga, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực là xe máy, linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, đệm ghế ô tô, chè, linh kiện điện tử, hàng dệt may và giày dép. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2017.

3.3.1.2. Chính sách, pháp luật của nh nước v địa phương

Với phƣơng châm “Các nh đầu tư ở Vĩnh Phúc l công dân của Vĩnh Phúc,

th nh cơng của doanh nghiệp chính l th nh cơng của tỉnh”, tỉnh đặc biệt chú trọng

đến cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, mơi trƣờng kinh doanh, trong đó coi trọng hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại chỗ bằng giải pháp quan tâm và giải quyết ngay các

khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp đang đầu tƣ tại tỉnh; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện mơ hình “c ph doanh nghiệp” định kỳ thứ sáu hàng tuần UBND tỉnh tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp... Xây dựng Đề án cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); ban hành các giải pháp cụ thể, tháo gỡ các vƣớng mắc liên quan đến bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng các dự án lớn, các dự án đầu tƣ hạ tầng khu cơng nghiệp; hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách về thu hút đầu tƣ và quan tâm đầu tƣ hạ tầng trong và ngồi các khu cơng nghiệp...

Do đó. Đến hết năm 2019 tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 1.139 dự án (gồm 755 dự án DDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 80,9 nghìn tỷ đồng và 384 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ 5,02 tỷ USD); số dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh là 645 dự án (gồm 281 dự án FDI và 364 dự án DDI), chiếm 56,63% tổng số dự án còn hiệu lực với số vốn thực hiện các dự án FDI đạt 62,09% và các dự án DDI đạt 36,36% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Từ chỗ chỉ có 1 khu cơng nghiệp với quy mô 50ha (KCN Kim Hoa) vào năm 1998, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch tổng số 50 KCN và cụm cơng nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.897,23ha. Tồn tỉnh hiện có 9 khu cơng nghiệp đƣợc thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ với tổng diện tích quy hoạch là 1.842,62ha.

Công tác vận động thu hút các dự án ODA luôn đƣợc chỉ đạo quyết liệt và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Các nguồn vốn ODA, NGO đã góp phần quan trọng bổ sung vào nguồn vốn đầu tƣ phát triển của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, xây dựng hạ tầng kỹ thuật của tỉnh phục vụ thu hút đầu tƣ và nâng cao đời sống nhân dân, giảm ô nhiễm môi trƣờng.

Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định nhân tố quan trọng để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững chính là các doanh nghiệp trong nƣớc, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với từng giai đoạn, đặc biệt tỉnh đã tạo bƣớc đột phá về chính sách khi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14-01-2013 và Kế hoạch số 4589/KH-UBND ngày 15-8-2013 của UBND tỉnh về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2020 với nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng. Kết quả là sau 23 năm tái lập tỉnh, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng, quy mô, cơ cấu và chất lƣợng. Nếu nhƣ năm 1997 tỉnh mới chỉ có 91 doanh nghiệp, vốn đăng ký 57 tỷ đồng thì lũy kế đến hết năm 2019, tồn tỉnh có 10.693 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký trên 119 nghìn tỷ đồng, trong đó có 7.792 doanh nghiệp thực tế hoạt động

102

(tƣơng đƣơng gần 73,0% doanh nghiệp đăng ký). Các tập đoàn lớn trong nƣớc nhƣ SunGroup, VinGroup, FLC, Hồng Hạc Đại Lải, Lạc Hồng… đã và đang triển khai những dự án có quy mơ vốn đầu tƣ lớn, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế

- xã hội của tỉnh.

3.3.1.3. Chất lượng của hệ thống giáo dục - đ o tạo

Nhận thức rõ việc nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng, tay nghề cho ngƣời lao động chính là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; trong đó, có nhiều cơ chế chính sách đào tạo nghề, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Thực hiện Chỉ thị số 37 của Ban Bí thƣ (khóa XI) “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao”, Tỉnh ủy đã quán triệt để nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, cũng nhƣ xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền về cơng tác đào tạo nhân lực tay nghề cao của tỉnh. Thực hiện chủ trƣơng đó, ngày 29/10/2019 Trƣờng cao đẳng Cơ khí nơng nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp lớn nhƣ Cơng ty Ơ tơ Toyota Việt Nam, Công ty Hyundai Vĩnh Yên, Tập đồn Prime, Cơng ty TNHH Chính xác Việt Nam 1, Tập đồn Viettel chi nhánh Vĩnh Phúc, JHJ Group… Trong đó, lãnh đạo Trƣờng cao đẳng Cơ khí nơng nghiệp cam kết cung ứng tối thiểu 21.500 lao động chất lƣợng cao thuộc các ngành công nghệ ô tô, điện tử – điện lạnh, công nghệ thông tin, điện công nghiệp, hàn… cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2020 – 2025.

Để thực hiện đúng cam kết, cùng với việc tăng cƣờng kinh phí đầu tƣ về sở vật chất, thiết bị máy móc ở 49 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, chất lƣợng của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy tại chính các trƣờng cao đẳng, trung cấp, trung tâm dạy nghề cũng đƣợc chú trọng. Đây cũng là cơ hội để các nhà trƣờng, cơ sở đào tạo nghề đổi mới, kiện tồn chƣơng trình giảng dạy, khơng chỉ đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt của doanh nghiệp, mà còn dự trữ nguồn lao động chất lƣợng cao khi hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.

Đến nay, Vĩnh Phúc còn 39 cơ sở GDNN, gồm 7 trƣờng cao đẳng, 5 trƣờng trung cấp, 22 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 5 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Tỉnh đang tiếp tục rà soát, xây dựng quy hoạch mạng lƣới cơ sở GDNN, đảm bảo thu gọn đầu mối và nâng cao chất lƣợng đào tạo.

Hiện Vĩnh Phúc có 7 trƣờng đƣợc phê duyệt và lựa chọn nghề trọng điểm với 10 ngành, nghề cấp độ quốc gia, 6 ngành, nghề cấp độ khu vực ASEAN và 11 ngành, nghề cấp độ quốc tế. Tỉnh đã có nhiều chƣơng trình hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực có tay nghề cao; trong đó, Trƣờng cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc và Trƣờng

cao đẳng Cơ khí nơng nghiệp đƣợc Bộ LĐ-TB&XH lựa chọn triển khai đào tạo thí điểm theo chuẩn quốc tế trình độ cao đẳng do Úc và Pháp chuyển giao với các ngành nghề công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp và điện tử công nghiệp.

Trƣờng cao đẳng Nghề Việt Xô số 1 đƣợc Bộ LĐ-TB&XH lựa chọn triển khai đào tạo theo chuẩn quốc tế trình độ cao đẳng đào tạo nghề hàn và Trƣờng cao đẳng Công nghiệp và Thƣơng mại đào tạo nghề điện công nghiệp do Đức chuyển giao.

3.3.1.4. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có khu cơng nghiệp

Theo đánh giá, kinh tế của Vĩnh Phúc năm 2019 tiếp tục có nhiều khởi sắc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tăng 8,05% so với năm 2018. Trong đó, khu vực cơng nghiệp – xây dựng tăng 13,11%, đóng góp vào tăng trƣởng chung của tỉnh 5,90 điểm %; khu vực nông – lâm nghiệp, thủy sản giảm 2,77%, làm giảm tăng trƣởng chung 0,18 điểm %; khu vực dịch vụ tăng 6,80%, đóng góp 1,41 điểm%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,28%, đóng góp 0,91 điểm %.

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghiệp, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hƣớng cơng nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 46,14%; ngành dịch vụ chiếm 22,34%; ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản chiếm 5,46%. Thu hút vốn đầu tƣ FDI và DDI vƣợt xa mục tiêu đề ra, với 115 dự án FDI đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ mới và điều chỉnh tăng vốn, tổng vốn đăng ký 670 triệu USD, tăng 34% kế hoạch và tăng 27,2% so với năm ngoái; 48 dự án DDI, tổng vốn đăng ký 13,55 nghìn tỷ đồng, cao gấp 4,5 lần kế hoạch, tăng 54% so với năm 2018.

3.3.1.5. Quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động

Thực hiện chủ trƣơng mới của Bộ LĐ-TB&XH, Vĩnh Phúc cịn tích cực thực hiện nhiều biện pháp để tăng cƣờng sự gắn kết giữa nhà trƣờng và doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp khơng đơn thuần là nơi tiếp nhận, sử dụng lao động đã qua đào tạo tại các trƣờng cao đẳng, trung cấp nghề… mà từng bƣớc trở thành nhà trƣờng thứ hai khi cho phép học viên tới kiến tập, thực tập tại chính xƣởng sản xuất, giúp họ có cơ hội hiểu thêm về công việc thực tế và nâng cao tay nghề.

Với sự đồng bộ trong thực hiện các giải pháp đào tạo nghề, Vĩnh Phúc đã tạo bƣớc đột phá đáng kể về chất lƣợng nguồn nhân lực, với nhiều chỉ tiêu đạt và vƣợt mục tiêu nghị quyết đề ra. Uy tín, chất lƣợng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác đào tạo nghề từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh mặc dù đã đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng chỉ đáp ứng một

104

phần nhu cầu học tập của ngƣời học; sự gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chƣa thật chặt chẽ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng chính sách về GDNN và giải quyết việc làm còn chung chung; nhiều hoạt động chƣa đến đƣợc với ngƣời dân, dẫn đến một bộ phận cán bộ, ngƣời dân chƣa nắm đƣợc chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về đào tạo nghề và tạo việc làm cho ngƣời lao động, dẫn đến việc chỉ đạo, định hƣớng ở cấp cơ sở còn bất cập…

Để đảm bảo sức cạnh tranh của ngƣời lao động trƣớc những nguy cơ bị đào thải khỏi thị trƣờng, cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, trình độ cho ngƣời lao động, bám sát tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch số 20-KH/TU của Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể trong tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp.

Tổng quy mô tuyển sinh hàng năm theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp các cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh là 62.241 ngƣời, trong đó: trình độ cao đẳng: 8.248 ngƣời (chiếm 13,3 %); trình độ trung cấp: 11.842 ngƣời (chiếm 19,0%); trình độ sơ cấp: 42.151 ngƣời (chiếm 67,7%). Giai đoạn 2014-2018, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đƣợc 130.716 ngƣời, trong đó: Trình độ cao đẳng: 5.768 ngƣời (chiếm 4,40%); trình độ trung cấp: 25.571 ngƣời (chiếm 19,6 %), trình độ sơ cấp và đào tạo dƣới 3 tháng: 99.377 ngƣời (chiếm 76,0 %). Kết quả đào tạo các nghề trọng điểm đạt 26.529 ngƣời, trong đó: trình độ cao đẳng 4.838 ngƣời, trung cấp 16.643 ngƣời, sơ cấp và dƣới 3 tháng: 5.048 ngƣời.

Việc đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ chƣơng trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao đƣợc tỉnh quan tâm chỉ đạo; từ năm 2016 đến nay, Vĩnh Phúc có 04 trƣờng (trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, trƣờng Cao đẳng nghề Cơ khí Nơng nghiệp, trƣờng Cao đẳng nghề Việt Xơ số 1 và trƣờng Cao đẳng Công nghiệp và Thƣơng mại) đã tiếp nhận chuyển giao từ Úc, Đức, Pháp và triển khai đào tạo thí điểm theo chuẩn quốc tế trình độ cao đẳng các nghề: Công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, hàn.

Từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chƣơng trình hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực có tay nghề cao, trƣờng Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc và trƣờng Cao đẳng Cơ khí Nơng nghiệp đƣợc Bộ Lao động - TB&XH lựa chọn triển khai đào tạo thí điểm theo chuẩn quốc tế trình độ cao đẳng do Úc và Pháp chuyển giao với các ngành: nghề Công nghệ ô tô, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp và điện tử công nghiệp. Trƣờng Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 đƣợc Bộ Lao động - TB&XH lựa chọn triển khai đào tạo theo chuẩn quốc tế trình độ cao đẳng

đào tạo nghề Hàn và trƣờng Cao đẳng Công nghiệp và Thƣơng mại đào tạo nghề Điện công nghiệp do Đức chuyển giao.

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các doanh nghiệp, tỉnh đã đẩy mạnh công tác hƣớng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT. Thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, hàng năm, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch mạng lƣới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo tinh gọn đầu mối và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Giai đoạn 2008- 2018, tỉnh đã dành hơn 233,5 tỷ đồng cho 22/44 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đầu tƣ mua sắm trang thiết bị dạy và học. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác hƣớng nghiệp, phân luồng, số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS lựa chọn học bổ túc văn hóa +nghề đã tăng từ 16,5% năm 2008 lên 26,6% năm 2017. Qua đó, giúp học sinh, ngƣời lao động lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân, nhu cầu thị trƣờng và xã hội, khắc phục tình trạng đào tạo khơng gắn với thị trƣờng lao động và mất cân đối trong cơ cấu ngành, nghề, trình độ; góp phần nâng tỷ lệ lao động nơng thơn đƣợc bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức và truyền nghề đạt và vƣợt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

2.6.1.6. Sự phát triển của hệ thống y tế v chăm sóc sức khỏe

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ngoài bệnh viện đa khoa của tỉnh, các huyện đều có ít nhất 1 bệnh viện tuyến huyện, ngồi ra có hệ thống các trạm y tế cấp xã. Ngồi ra, cịn có 4 bệnh viện tƣ nhân với khoảng 380 - 400 giƣờng bệnh, 1 bệnh viện Y học cổ truyền khoảng 50- 100 giƣờng tại Tam Đảo..Hầu hết các KCN đều có phịng khám bệnh hoặc sơ cấp cứu, trung bình từ 50 đến 100 giƣờng bệnh,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp tỉnh vĩnh phúc (Trang 110 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w