Công ty CP bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh kẹo có uy tín trên thị trường, sản phẩm của công ty liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1996 đến nay. Công ty luôn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý. Hải Hà tự hào với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, đam mê trong công việc, có tinh thần trách nhiệm. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết có trình độ chuyên môn cao, làm việc hăng hái, hiệu quả, ham học hỏi. Với truyền thống đoàn kết tập thể, Hải Hà là một tập thể vững mạnh. Trong công ty luôn luôn có sự gắn kết chặt chẽ, phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong mỗi phòng ban, trong các xí nghiệp sản xuất, giữa các phòng ban, các bộ phận, tất cả vì một mục tiêu chung, đó là sự phát triển vững mạnh của công ty. Không khí làm việc trong công ty luôn luôn sôi nổi, thoải mái. Về phía công ty luôn luôn có những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện để các công nhân của mình có
điều kiện làm việc thoải mái, và có khả năng phát triển nghề nghiệp. Triết lý kinh doanh của công ty là: “Chúng tôi cam kết không ngừng đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc cải tiến hệ thống quản lý chất lượng nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với dịch vụ tốt nhất và giá cả phù hợp”
2.2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009 – 2010
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Triệu đồng %
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 418.810 460.374 41.564 9,92 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2.806 1.773 -1.033 -36,81
Hàng bán bị trả lại 2.806 1.770 -1.036 -36,92
Chiết khấu thương mại 3 3
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 416.004 458.601 42.597 10,24
4. Giá vốn hàng bán 348.614 383.759 35.145 10,08
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 67.390 74.842 7.452 11,06
6. Doanh thu hoạt động tài chính 699 1.338 639 91,42
7. Chi phí tài chính 4.631 1.991 -2.640 -57,01
Trong đó: Chi phí lãi vay 3.081 913 -2.168 -70,37
8. Chi phí bán hàng 23.436 26.936 3.500 14,93
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.165 21.604 1.439 7,14 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 19.857 25.649 5.792 29,17
11. Thu nhập khác 4.619 2.813 -1.806 -39,10
12. Chi phí khác 2.391 1.312 -1.079 -45,13
13. Lợi nhuận khác 2.228 1.501 -727 -32,63
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 22.085 27.150 5.065 22,93 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.230 6.676 3.446 106,69
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -138 111 249 -180,43
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 18.993 20.363 1.370 7,21
Từ bảng phân tích trên, ta thấy trong 2 năm qua thu nhập chủ yếu của công ty có nguồn gốc từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ (chiếm khoảng 99%) tổng doanh thu và thu nhập khác, tiếp theo là doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm 1 % tổng thu nhập.
Do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ mang lại sự thay đổi to lớn cho tổng nguồn thu của doanh nghiệp. Trong 2 năm qua doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đã tăng 42,597 tỷ đồng (tăng 10,24%) thể hiện một dấu hiệu tốt đối với hoạt động tiêu thụ và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sự gia tăng này cho ta thấy có sự ảnh hưởng từ giá cả và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Và nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng về doanh thu bán hàng là sản phẩm tiêu thụ đã tăng lên do công ty đã có chiến lược về marketing sản phẩm, quảng bá, tiếp thị tốt, chính sách bán hàng. Thể hiện trong năm 2010, chiết khấu thương mại tăng lên 3 triệu, trong khi trong năm 2009, không thực hiện chiết khấu cho khách hàng. Như vậy có thể thấy trong năm 2010, doanh nghiệp đã có chính sách ưu đãi với những khách hàng mua với số lượng lớn. Đây là điều cần thiết trong khi điều kiện các nhà sản xuất cạnh tranh bán sản phẩm. Tuy nhiên, số tiền chiết khấu cho khách hàng còn quá nhỏ so với doanh thu bán hàng. Hơn thế nữa chính sách chiết khấu này mới được thực hiện ở văn phòng công ty, ở 2 chi nhánh T.P Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn chưa thực hiện. Để tăng doanh thu bán hàng, thì doanh nghiệp cần phải có những chính sách cho khách
hàng hơn nữa. Ngoài ra công ty có những tiến bộ hoạt động sản xuất như nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm được cải thiện, bắt kịp với thị hiếu của người tiêu dùng hơn, công ty đã sản xuất sản phẩm một cách kịp thời với nhu cầu của khách hàng đã làm cho hàng hóa bán chạy hơn. Do đó hàng hóa bị trả lại trong năm 2010 ít hơn so với năm 2009, được thể hiện là năm 2009 là 2,806 tỷ đồng, năm 2010 là 1,770 tỷ đồng giảm đi hơn 1 tỷ đồng. Sự giảm này cho ta thấy doanh nghiệp đã chiếm lĩnh thị phần trong sản xuất, đang từng bước mở rộng thị phần trong và ngoài nước thể hiện thị phần của công ty Hải Hà đang chiếm lĩnh lớn, Hải Hà cũng là doanh nghiệp đang dẫn đầu về ngành sản xuất bánh kẹo như thị trường bánh chiếm đến 3%, thị trường kẹo chiếm đến 14% thị phần trong nước (theo thống kê
của ngành bánh kẹo).
Như vậy thể hiện trong năm 2010, doanh thu thuần của doanh nghiệp đã tăng lên 10,24% chủ yếu trong kỳ doanh nghiệp đã tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phản ánh tình hình kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ có hiệu quả.
Phân tích giá vốn
Trong 2 năm vừa qua giá vốn đã tăng hơn 35 tỷ đồng (10,08%) từ 348,614 tỷ đồng lên 383,759 tỷ đồng, sự gia tăng này cũng được giải thích là giá cả nhập nguyên liệu tăng lên làm giá vốn hàng bán tăng cao. Giá bột mì tăng 40% trong khi bột mì chiếm 18% chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Đường chiếm 25% chi phí nguyên vật liệu cũng tăng 22% so với năm 2009.
Sự gia tăng này cũng là do trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô sản xuất nên đòi hỏi nguồn đầu vào cũng phải tăng lên.
Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng tương đối cùng tốc độ tăng của doanh thu. Nhưng tốc độ tăng này chấp nhận được. Bởi vì giá vốn hàng bán tăng do giá cả nguyên vật liệu tăng, thể hiện công tác quản lý tốt các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
Ta nhận thấy tỷ lệ giá vốn trên doanh thu là tương đối ổn định mặc dù có giảm đi nhưng không đáng kể do công ty đã làm ăn có hiệu quả, tiếp thị tốt, các chi
phí sản xuất chung cố định đã được phân bổ cho nhiều sản phẩm hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất. Tỉ lệ tăng không cao này cũng có thể giải thích là doanh nghiệp đang từng bước thay đổi cơ cấu sản phẩm tiêu thụ theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có tỷ lệ giá vốn hàng bán thấp. Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm bánh kẹo thường có giá trị thấp, phục vụ cho đại bộ phận người dân có mức thu nhập thấp.
Phân tích doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính nhỏ so với tổng doanh thu nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong 2 năm ta thấy doanh thu hoạt động tài chính tăng trong khi đó chi phí về tài chính giảm. Giúp cho khoảng cách giữa (doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) giảm đi thể hiện doanh nghiệp đã có 1 tình hình hoạt động tài chính tốt hơn so với năm 2009 như giảm được chi phí về hoạt động tài chính, kinh doanh chênh lệch tỷ giá đã giảm rất nhiều, chi phí về lãi vay đã giảm đi 3 lần (từ 3 tỷ xuống còn 0,9 tỷ). Chi phí lãi vay giảm do trong năm 2010 doanh nghiệp đã trả gần hết các khoản nợ dài hạn cho ngân hàng và 1 phần các khoản nợ ngắn hạn.
Phân tích chi phí bán hàng
Do công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty lớn trong ngành sản xuất bánh kẹo nên có một hệ thống kênh phân phối rộng khắp và chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Vì vậy mà chi phí bán hàng của công ty cũng rất lớn. Năm 2009 là 23,436 tỷ đồng. Năm 2010 là 26,936 tỷ đồng. Khi mà doanh thu tiêu thụ tăng, thể hiện việc tiêu thụ nhiều sản phẩm do đó mà doanh nghiệp cũng phải bỏ một khoản chi phí lớn cho bán hàng, chi phí đã tăng 3,5 tỷ đồng tương ứng với tăng 14,93%. Ta nhận thấy tốc độ tăng của chi phí bán hàng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu một phần là do doanh nghiệp đầu tư nhiều cho quảng cáo, giới thiệu, thiết lập hệ thống bán hàng rộng khắp, mở rộng quy mô trong thị phần của ngành để tăng sản lượng tiêu thụ.
Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng lên 1,4 tỷ đồng tương ứng với 7,14%. Do nhu cầu tăng quy mô thị phần sản xuất, sản xuất hàng hóa tốt hơn thì cũng phải
đầu tư hơn cho khoản chi phí này như tăng tiền lương cho nhân viên quản lý. Hàng hóa được nhập nhiều, sản xuất gia tăng cũng làm cho tài sản cố định bị khấu hao nhiều hơn cũng làm cho chi phí này tăng lên.
Phân tích doanh thu và chi phí khác
Doanh thu và các chi phí khác của doanh nghiệp giảm đã làm cho lợi nhuận khác của doanh nghiệp giảm đi không đáng kể, giảm 0,727 tỷ đồng, Sự giảm về lợi nhuận khác này quá nhỏ so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu khác năm 2009 là 4,619 tỷ và năm 2010 là 2,813 tỷ, giảm đi 1,8 tỷ đồng. Có được điều trên là nhờ vào sự quản lý tốt, chiến lược kinh doanh hiệu quả của cán bộ công nhân viên trong công ty.
Ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế tăng 5,066 tỷ đồng (từ 23,084 tỷ đến 27,15 tỷ) ứng với tăng 23%, và đang có xu hướng tăng do tình hình kinh doanh tốt của doanh nghiệp đem lại cho doanh nghiệp khoản thu nhập tăng, giảm thiểu được chi phí do quản lý tốt, cải thiện công nghệ sản xuất. Do lợi nhuận tăng nên thuế thu nhập cá nhân của công ty cũng tăng lên trong 2 năm qua. Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp thì doanh nghiệp còn khoản lợi nhuận sau thuế là 1,37 tỷ đồng, cũng góp phần làm tăng quy mô sản xuất của doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong năm 2010 doanh nghiệp đã thực hiện hiệu quả công tác bán
hàng, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra công tác quản lý tốt, tiết kiệm chi phí đã giúp cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh tốt.
Phân tích năng lực hoạt động và khả năng thanh toán ngắn hạn
Vòng quay khoản phải thu =
DTT về bán hàng
Các khoản phải thu bình quân
Năm 2009: Vòng quay KPT = =
416.004.825.417
24.863.129.260
Năm 2010:
Vòng quay KPT của doanh nghiệp khá cao, năm 2010 tăng 0,6 vòng so với năm 2009, giảm một ngày tồn đọng vốn.
Dù các khoản phải thu tăng nhưng vòng quay KPT vẫn tăng và DTT tăng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý khoản phải thu hiệu quả, vốn đầu tư cho các khoản phải thu ít hơn. Vốn không bị ứ đọng trong khâu thanh toán, giảm nhu cầu vốn trong doanh nghiệp trong khi điều kiện quy mô sản xuất không đổi. Hiệu quả trong hoạt động thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Năm 2009:
Năm 2010:
Kỳ thu tiền trung bình =
365
16,7
= 22 ngày
Kỳ thu tiền trung bình = = 365 17,3 21 ngày Vòng quay hàng tồn kho = GVHB HTK bình quân Vòng quay HTK = 348.614.511.805 68.614.801.820 = 5 vòng Số ngày 1 vòng quay HTK = = 365 5 73 ngày Vòng quay HTK = = 383.759.738.221 73.959.037.380 5,2 vòng Số ngày một vòng quay HTK = = 365 5,2 70 ngày Vòng quay KPT = 458.601.900.972 264.349.488.200 = 17,3 vòng
Vòng quay HTK năm 2010 so với năm 2009 tăng 0,2 vòng, hay số ngày HTK giảm ứ đọng là 3 ngày. Tốc độ luân chuyển HTK nhanh hơn do giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn so với HTK bình quân.
Phân tích năng lực hoạt động của TSDH
Năm 2009:
Năm 2010:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2009 là 5,37 nghĩa là: Cứ 100 đồng TSCĐ bỏ ra thì thu được 5,37 đồng doanh thu, năm 2010 doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng TSCĐ thì thu về được 6,7 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty tăng lên do doanh thu thuần của công ty tăng, TSCĐ giảm điều này chứng tỏ công ty quản lý TSCĐ ngày càng hiệu quả.
Năm 2009: Năm 2010: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT bán hàng TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = 416.004.825.417 77.535.914.580 5,37 Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = 458.601.900.972 68.444.140.480 6,7
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
DT và thu nhập khác
tổng tài sản bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
416.004.825.417 + 699.970.715 + 4.619.854.303
201.239.637.400
= 2,1
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
( 458.601.900.972 + 1.338.799.554 + 2.813.804.871)
=
198.819.681.700
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2010 tăng 0,2 so với năm 2009 chủ yếu là do hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng. Hiệu quả sử dụng vốn tăng.
Kết luận: Cả 6 chỉ tiêu về năng lực hoạt động của doanh nghiệp ở mức cao
và năm 2010 cao hơn năm 2009. Điều này thể hiện năng lực hoạt động của doanh nghiệp là khá tốt. Nhìn một cách tổng quát, trong cả 2 năm với vòng quay KPT trên dưới 17 vòng trong kỳ, vòng quay hàng tồn kho gần 5,1 vòng, hiệu suất sử dụng tài sản cố định gần 6, hiệu suất sử dụng tổng tài sản gần 2,2 cho loại hình doanh nghiệp hàng tiêu dùng, lĩnh vực chế biến thực phẩm thì đây là hoạt động quản lý hiệu quả, đăc biệt tốc độ thu hồi vốn trong khâu thanh toán rất nhanh.
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Năm 2009:
Năm 2010:
Khả năng thanh toán nợ ngằn hạn phản ánh các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả cho các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số này năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,05 tức là khả năng thanh toán nợ của công ty giảm đi. Nhưng vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp mà vòng quay hàng tồn kho tăng cho nên khả năng thanh toán nợ
Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn TSNH Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = 126.805.846.336 71.662.891.725 = 1,77 Hệ số KNTT nợ ngắn hạn = 125.347.979.979 72.810.062.186 = 1,72
ngắn hạn dù giảm nhưng vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh
Năm 2009:
Năm 2010:
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn mà không dựa vào việc phải bán bớt vật tư, hàng tồn kho… , Hệ số này tăng 0,04 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn tốt.
Năm 2009:
Năm 2010:
Hệ số KNTT nhanh tương đối =
Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Phải thu
Nợ ngắn hạn
Hệ số KNTT nhanh tương đối =
23.440.492.160 + 25.060.413.994
71.662.891.725
= 0,68
Hệ số KNTT nhanh tương đối =
19.698.118.943 + 5.000.000.000+ 27.809.483.656 72.810.062.186 = 0,72 Hệ số KNTT ngay = 23.440.492.160 71.662.891.725 = 0,33 Hệ số KNTT ngay =