Các phương thức thanh toán thường sử dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu bánh kẹo tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 88 - 91)

Việc thanh toán của Công ty thường diễn ra theo hình thức D/P, L/C, T/T. Trong đó phương thức thanh toán được công ty sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phương thức T/T

Phương thức thanh toán T/T (Telegraphic Transfer – chuyển tiền bằng điện)

Thường được công ty áp dụng khi thanh toán với các khách hàng truyền thống, đáng tin cậy như: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan, Cộng Hòa Czech, Ai Cập, Myanmar, Thái Lan, Hàn Quốc.

Phương thức thanh toán D/P (Documents against payment – nhờ thu trả

tiền đổi chứng từ)

Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay, thường áp dụng đối với đối tác kinh doanh ở các nước như Trung Quốc, Campuchia, Lào.

Áp dụng theo phương thức D/P ban đầu công ty giao hàng để gửi cho người mua, sau đó người bán lập bộ chứng từ thanh toán, trong đó bao gồm bộ chứng từ gửi hàng và hối phiếu gửi cho ngân hàng Vietinbank Hà Nội và nhờ ngân hàng thu hộ ở người mua. Ngân hàng vietinbank Hà Nội chuyển toàn bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng bên mua và nhờ ngân hàng này thu hộ ở người mua. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu để nhận chứng từ, nếu người mua trả tiền mới trao chứng từ gửi hàng cho họ để nhận hàng nếu không thì cầm giữ chứng từ lại và báo cho ngân hàng bên bán biết. Trong phương thức thanh toán này người mua

trả tiền hoặc từ chối trả tiền, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của họ. Nói chung sau khi nhận hàng người mua mới trả tiền.

Phương thức thanh toán L/C (Letter of credit – thư tín dụng):

Là phương thức thanh toán an toàn nhất đối với nhà xuất khẩu và nhập khẩu, thương áp dụng với những hợp đồng lớn và phức tạp, thường áp dụng đối với đối tác kinh doanh ở các nước như: Trung Quốc, Cuba, Campuchia. Loại L/C mà doanh nghiệp thường sử dụng là L/C không hủy ngang (Irrevocable L/C).

khẩu, là người cam kết trả tiền cho người xuất khẩu.

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (3) (8) (9) (11) (12) (2) (7) (6) (4) (1) (5) Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo Người mở (Nhà NK) Người hưởng (Nhà XK)

(4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.

(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng.

(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán.

(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán.

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.

(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập

(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

Trong hoạt động xuất khẩu khâu thanh toán là một trong những khâu quan trọng, vì vậy với mỗi khách hàng công ty chọn một phương thức thanh toán riêng. Đối với những bạn hàng mới, hợp đồng có giá trị lớn thì công ty thường hay áp dụng phương thức L/C để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên áp dụng phương thức này mất nhiều thời gian làm thủ tục và tốn chi phí, vì vậy công ty áp dụng phương thức L/C ít nhất. Mỗi năm công ty chỉ mở khoảng 6 đến 7 bộ L/C. chủ yếu là công ty áp dụng phương thức D/P, T/T. Với 2 phương thức này công ty áp dụng với những bạn hàng làm ăn lâu dài, và có uy tín.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động xuất khẩu bánh kẹo tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 88 - 91)