L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
2.3 Thực trạng nguồn nhân lực Giáo dục trong thời gian qua ở huyệ nU Minh Thượng
2.3 Thực trạng nguồn nhân lực Giáo dục trong thời gian qua ở huyện U Minh Thượng. Minh Thượng.
Sơ đồ : Hệ thống giáo dục tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Phòng Giáo dục – đào tạo huyện
Chức năng :
UBND Tỉnh Kiên Giang
Sở Giáo dục và Đào
tạo UBND Huyện
THPT Phòng Giáo dục và Đào
tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân
huyện, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về Giáo dục và Đào tạo; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy
định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ
ban nhân dân huyện.
Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban
nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát
huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng
phòng, Phó trưởng phòng và các thành viên trong cơ quan.
Tổ chức, nhân sự : Phòng Giáo dục – đào tạo có 09 biên chế chính thức gồm: 1 Trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng, 6 chuyên viên. Đồng thời chỉ đạo 01 cán bộ là Chủ tịch Công đoàn ngành thuộc biên chế của Liên đoàn lao động huyện.
Nhiệm vụ của từng thành viên:
- Trưởng phòng : Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung mọi công việc của cơ
quan. Trực tiếp chỉ đạo các mặt công tác: công tác Đảng, Tổ chức cán bộ, Thanh tra - tuyển sinh giáo viên, Kế toán - Thủ quỹ, Hội đồng thi đua – khen thưởng ngành, các Dự án chương trình mục tiêu.
- Hai phó Trưởng phòng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Trưởng phòng. Một đồng chí chỉ đạo trực tiếp các mảng công tác gồm: giáo dục Mầm non, Tiểu học; công tác đoàn thể; xây dựng cơ bản; cải cách thủ tục hành chính; giáo dục an toàn giao thông; giáo dục kỹ năng sống; phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; Y tế trường học và nha học đường; công tác Đoàn - Hội - Đội trong trường học; công nghệ thông tin. Một đồng chí chỉ đạo trực tiếp các mảng công tác gồm: giáo dục THCS, giáo dục thường
xuyên; giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo - bồi dưỡng; Hội khuyến học; khảo thí và kiểm định chất lượng; trường Chuẩn Quốc gia, trường Xanh - Sạch - Đẹp, trường học
thân thiện - học sinh tích cực; Thư viện – Thiết bị, cơ sở vật chất.
- Các chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ:
+ Tổ trưởng Tổ phổ thông. Quản lý, tổ chức, điều hành tổ hoạt động theo đúng
chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo trực tiếp bậc Mầm non, Tiểu học; kiểm tra và duyệt hồ sơ chuyên môn, chiết tính của bậc học quản lý; công tác trường Chuẩn quốc gia,
trường Xanh - Sạch - Đẹp, trường học thân thiện - học sinh tích cực ở bậc Tiểu học và
THCS; thành viên Ban điều hành Dự án chương trình mục tiêu gắn với bậc Tiểu học;
sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ theo lịch.
+ Phụ trách chuyên môn bậc THCS: quản lý cấp phát bằng Tốt nghiệp THCS;
duyệt hồ sơ chuyên môn, chiết tính bậc THCS; các chương trình mục tiêu gắn với bậc
THCS; PCGD THCS.
+ Phụ trách mảng công tác Thống kê; Đoàn – Đội; Y tế học đường; xây dựng cơ bản; công nghệ thông tin và theo dõi BHXH cơ quan.
+ Phụ trách mảng công tác văn thư lưu trữ; Soạn thảo các văn bản, chương trình công tác và theo dõi các báo cáo của ngành; tham mưu với lãnh đạo các loại công văn đi - đến. Thủ quỹ cơ quan, Thiết bị - Thư viện trường học, theo dõi kinh phí; quản lý
tài sản sơ quan, các loại bảo hiểm của ngành; đặt báo các loại cho cơ quan và các đơn
vị trực thuộc.
+ Phụ trách mảng công tác Kế toán ngành, lập kế hoạch dự toán ngân sách,
phân bổ kinh phí và theo dõi quyết toán các đơn vị trường học, kinh phí PCGD THCS
– XMC, quản lý tài sản ngành, Dự án và theo dõi BHXH các đơn vị trực thuộc.
+ Phụ trách mảng công tác Tổ chức cán bộ, Thanh tra trên các lĩnh vực giáo
dục, tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác tuyển sinh và giáo dục thường
xuyên.
+ Chủ tịch Công đoàn ngành : Chuyên trách mảng công tác Công đoàn. Chỉ đạo, điều hành hoạt động công đoàn cơ sở ở các đơn vị trường học trực thuộc. Công tác Thi đua – Khen thưởng; Hội khuyến học – Trung tâm học tập cộng đồng; theo dõi
các đơn vị xây dựng trường đạt Chuẩn văn hoá.
Tình trạng người làm việc trong các cơ quan QLGD địa phương quá ít, trong
khi khối lượng công việc quá lớn, song cơ quan quản lý giáo dục địa phương không được chủ động trong việc tuyển thêm người. Để khắc phục vấn đề này phòng GD-ĐT
phải hợp đồng thêm người, huy động cán bộ kiêm nhiệm thêm việc hoặc dùng tình thế là trưng tập người từ các điểm trường.
2.3.2. Số lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục- đào tạo
Hiện tại ngành GD – ĐT huyện có 1.012 giáo viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp
điểm trường, dạy 513 lớp học trên địa bàn huyện. Số lượng nguồn nhân lực GD-ĐT
liên tục tăng lên trong nhiều năm trở lại đây.
2.3.2.1. Về đội ngũ giáo viên
Theo số liệu thống kê số giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở các cấp học đều tăng. Tính từ năm 2007-2008 số giáo viên các cấp trong huyện là: 652 giáo viên.
Trong đó: giáo viên Tiểu học: 401; giáo viên THCS: 192; giáo viên Mẫu giáo là 11; giáo viên THPT: 48. Số lượng này tăng lên liên tục trong những năm gần đây, với sự phát
triển số lượng học sinh ở các cấp học, nên tỷ trọng giáo viên ở các cấp cũng tăng tương ứng. Cấp tiểu học có lượng giáo viên đông nhất, chiếm hơn 61%, cấp mẫu giáo có tỷ
trọng thấp nhất. TH THCS THPT Mẫu giáo
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng giáo viên các cấp học (%)
Bảng 2.5. Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông qua các năm
Đơn vị: người
Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT
2007-2008 11 401 192 48
2008-2009 27 411 232 53
2009-2010 32 428 185 86
2010-2011 37 494 195 79
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT
Số giáo viên mẫu giáo tăng lên trong những năm qua đã giải quyết đựơc sự
thiếu hụt về đội ngũ giáo viên ở bậc học này trong huyện. Tính đến năm 2010-2011 số giáo viên Mẫu giáo đã tăng lên và nếu so với định mức 30 trẻ từ 3-5 tuổi/1-1,5 cô giáo, thì hiện tại vẫn đảm bảo theo quy định (năm học 2010-2011 bình quân 1,2 giáo viên / lớp). Hiện có 6/6 xã không có giáo viên mầm non và trường mầm non, chỉ có 2 trường mẫu giáo tiếp nhận các cháu từ 3-5 tuổi. Trong tổng số giáo viên nói trên có 8
giáo viên mẫu giáo ngoài biên chế, chiếm tỉ lệ 21,62% chủ yếu là mới hợp đồng. Số
giáo viên trong biên chế là 29 giáo viên, chiếm khoảng 78,38%.
Số giáo viên khối phổ thông tăng nhanh, chỉ riêng giáo viên THCS tăng giảm không đồng đều giữa các năm nhờ thành tựu trong phổ cập Giáo dục tiểu học và Kế
hoạch hóa dân số. Trong vòng 4 năm vừa qua giáo viên Tiểu học đã tăng hơn 10%, hàng năm tăng từ 2,5%. Số giáo viên THCS tăng thêm không đáng kể, riêng năm học
2008-2009 giảm 20,26% so năm trước do điều chỉnh nâng trường THCS lên trường THPT; giáo viên THPT đã tăng hơn 39,24%, là cấp học có tốc độ tăng nhanh nhất
trong ba cấp, tăng nhanh là do bố trí thêm 01 trường THPT Minh Thuận.
0 100 200 300 400 500 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 Mẫu giáo TH THCS THPT
Biểu đồ 2.6: Quy mô phát triển giáo viên ( người)
Mặc dù số lượng giáo viên ở khối phổ thông tăng lên liên tục, nhưng sự gia tăng này tính đến nay vẫn có sự chênh lệch, không cân đối so với quy mô của học sinh
dẫn đến hiện tượng “thừa, thiếu” về số lượng giữa các bộ môn ở các cấp học.
Tỷ lệ giáo viên/lớp tính bình quân cũng thay đổi trong các năm học từ 2007-
2008 đến 2010-2011 .
Bảng 2.6. Tỉ lệ phân bổ giáo viên/ lớp qua các năm Đơn vị: %
Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT
2007-2008 0,59 1,20 1,44 2,18
2008-2009 1,04 1,24 1,80 2,52
2009-2010 1,07 1,28 1,47 2,46
2010-2011 1,20 1,50 1,64 2,26
Theo quy định của Bộ GD và ĐT, định mức biên giáo viên/lớp ở các cấp như
sau: 22 trẻ em mẫu giáo/01 giáo viên; 1,2-1,5 giáo viên/01 lớp tiểu học; 1,9 giáo
viên/01 lớp trung học cơ sở; 2,25 giáo viên/01 lớp trung học phổ thông. Theo quy
định này, tỷ lệ giáo viên/lớp ở các cấp học trong những năm qua là tương đối phù hợp, tình trạng thừa giáo viên so định mức diễn ra không lớn. Từng cấp học có sự điều chỉnh tăng, giảm hợp lý qua các năm theo biến động của học sinh nên tình trạng
thừa, thiếu giáo viên ở từng cấp học không đáng kể.
Mặc dù định mức biên chế này chưa điều chỉnh phù hợp, và chỉ số giáo
viên/lớp qua các năm ở ba cấp học đã có sự thay đổi nhưng thực tế cho thấy số giáo
viên hiện có ở các cấp học vẫn chưa đạt được theo quy định của Bộ GD-ĐT. Căn cứ
vào số lớp ở từng bậc học và số giáo viên hiện có để quy ra định mức, thì ngành giáo dục của huyện tính đến năm 2010-2011, về số lượng, mẫu giáo thiếu 8 giáo viên, THCS thiếu 24 giáo viên. Riêng khối tiểu học dư hơn 60 giáo viên, THPT dư 06 giáo viên. Đây là vấn đề nan giải, vì so với yêu cầu từng môn học vẫn còn thừa, còn thiếu, đặc biệt là thiếu giáo viên: Nhạc, hoạ, kỹ thuật, thể dục...
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên bộ môn vẫn tiếp tục kéo dài do chế độ chính sách
giải quyết số giáo viên dư chưa phù hợp, chưa thỏa đáng và chưa kiên quyết. Sự dôi dư
giáo viên diễn ra không đồng đều giữa các cấp, bậc học như đã nói ở trên.
2.3.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
Bảng 2.7: Số cán bộ quản lý ở các trường qua các năm
Đơn vị tính: người Năm học Tổng số MG TH THCS THPT 2007-2008 54 2 31 16 5 2008-2009 58 3 34 16 5 2009-2010 60 3 36 14 7 2010-2011 64 3 40 14 7
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT
Số cán bộ quản lý giáo dục ở các trường hiện nay có 64 người. Số đội ngũ cán
bộ quản lý giáo dục trong những năm gần đây cũng liên tục tăng lên. Từ năm học
2007-2008 đến năm học 2010-2011 đã tăng ở bậc Mẫu giáo tăng từ 2 người lên 3
người, TH tăng từ 31 người lên 40 gười, THCS giảm từ 16 người còn 14 người, THPT tăng từ 5 người lên 7 người, nguyên nhân do số trường liên tục tăng lên trong những năm qua.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nội vụ 10 hiện nay, mỗi đơn
vị trường học có 01 Hiệu trường và phó Hiệu trưởng tùy thuộc theo cấp học và hạng
của trường. Cụ thể là: từ mẫu giáo đến THCS đối với trường hạng 1 là 2 người, hạng
2, hạng 3 là 1 người; đối với THPT trường hạng 1 là 3 người, hạng 2 là 2 người và hạng 3 là 1 người. So quy định này, so với quy mô tăng ở các cấp học như hiện nay
thì số cán bộ quản lý giáo dục của huyện còn thiếu, vì hiện tại 29 đơn vị trường đều là hạng 2 và 2 đơn vị hạng 1. Qua khảo sát, đánh giá cán bộ quản lý năm học 2010-2011 cho thấy cán bộ quản lý giáo dục còn thiếu về số lượng, cấp mẫu giáo 1 người, THPT
03 người.
2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT
Trong những năm qua Bộ GD – ĐT, UBND tỉnh Kiên Giang đã chú trọng đến
việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT. Nhìn
chung đa số đội ngũ nhân lực GD-ĐT đều tận tuỵ với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt,
có ý thức phấn đấu vươn lên, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm tự bồi dưỡng đạt
trình độ chuẩn để đáp ứng những yêu cầu mới về chất lượng GD-ĐT. Các trường đều
có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn, nhất là ở khối phổ thông, hàng năm đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thường xuyên được bồi dưỡng chuyên đề, đổi mới phương pháp, nâng cao nghiệp vụ sư phạm nhưng kết quả cho thấy vẫn còn sự không đồng đều trong nhận thức của mỗi cá nhân.
2.3.3.1. Về chất lượng đội ngũ giáo viên Về trình độ chuyên môn: Về trình độ chuyên môn:
Tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ của giáo viên Mẫu giáo, Phổ thông thay đổi trong nhiều năm. So với năm học 2007-2008, năm học 2010 - 2011 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mẫu giáo, Tiểu học, THCS được nâng đạt 100%, khối
THPT từ 89,58 % lên 97,47%.
Bảng 2.8: Tình hình chuẩn hoá của giáo viên Mầm non và Phổ thông qua các năm
Đơn vị tính : %
Năm học Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT
2007-2008 100 99,50 99,47 89,58 2008-2009 100 98,73 97,58 92,45 2009-2010 100 97,79 98,38 95,35 2010-2011 100 100 100 97,47 10
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Phòng GD-ĐT và 03 Trường THPT
Như vậy, tỷ lệ giáo viên ở 3 cấp đạt chuẩn và trên chuẩn đều tăng lên đáng kể, ở bậc Tiểu học và ở bậc THCS có hơn 46% giáo viên trên chuẩn, điều đó đã thể hiện
chất lượng của đội ngũ giáo viên được nâng lên, đã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển GD-ĐT. Tuy nhiên vẫn còn giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng chiếm
tỷ lệ thấp (2,5%), giáo viên này khi là cán bộ quản lý trường THCS thì đạt chuẩn, nhưng khi trường này được nâng lên THPT không đạt, hiện tại đang làm thủ tục nghỉ hưu theo quy định. Số giáo viên có trình độ Thạc sĩ trở lên còn rất thấp, chỉ có 01 người.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước và yêu cầu nhiệm vụ mới, từng cán
bộ giáo viên tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ. Mặt khác, công tác tuyển dụng
mới cũng bám chặt theo quy định nên đội ngũ nhà giáo cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn.
Về phẩm chất, năng lực giảng dạy:
Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tăng qua các năm thể hiện qua kết
quả xếp loại công chức cuối năm. Năm học 2007-2008 có 134 giáo viên xuất sắc, 208
khá, 310 trung bình, đến năm học 2010-2011 có 345 giáo viên giỏi, 343 khá, 60 trung
bình, 08 xếp loại kém.
Qua kết quả đánh giá, xếp loại viên chức hàng năm cho thấy kết quả học tập,
bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp tăng lên đáng kể, tỷ lệ giáo viên xếp
loại xuất sắc tăng liên tục qua các năm, với tỷ lệ tăng rất cao, tỷ lệ xếp loại khá có tăng, giảm, nhưng tỷ lệ tăng lớn hơn giảm. Tỷ lệ xếp loại trung bình giảm mạnh, có năm giảm tới hơn 3 lần so năm trước. Tuy nhiên tỷ lệ giáo viên xếp loại kém có chiều