L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
2.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT
- Công tác hoạch định chiến lược nguồn nhân lực
Mặt dù Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “ về phát triển GD-ĐT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, nhưng từ khi thành lập
Huyện đến nay, việc cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy còn rất chậm, đến nay vẫn chưa có đề án hay kế hoạch chuyên đề dài hạn để thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về
phát triển GD-ĐT, mà hàng năm chỉ thực hiện đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ quản
mới giáo viên, bố trí cán bộ quản lý, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải
quyết các chế độ chính sách,…còn nhiều bất cập, chấp vá, mang tính thời vụ. Tình trạng “thừa, thiếu” giáo viên vẫn còn diễn ra ở nhiều đơn vị trường học, việc tuyển
dụng trái chuyên ngành vẫn còn xảy ra, công tác đào tạo không theo quy hoạch, nhiều
cán bộ, giáo viên phải tự học ở nhiều loại hình đào tạo khác nhau nên ảnh hưởng đến
chất lượng, nhiều cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về bằng cấp nhưng yếu về năng lực quản
lý, yếu về chuyên môn,….Từ những hạn chế trên, Huyện cần phải xây dựng kế hoạch
chiến lược cụ thể hóa Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển GD-ĐT đến năm 2015 và những năm tiếp theo nhằm định hướng mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo hướng
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, năng lực quản lý, bố trí, sắp xếp, đào tạo,
bồi dưỡng theo kế hoạch chiến lược, đồng thời mạnh dạn củng cố, sắp xếp lại đội ngũ
cán bộ quản lý, giáo viên không đạt yêu cầu, thực hiện tinh giảm biên chế theo quy định của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời bổ sung cơ
sở vật chất phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Công tác tuyển dụng và bố trí đội ngũ cán bộ, giáo viên
Để đảm bảo giáo viên cho các cấp học, Sở Giáo dục- đào tạo, UBND huyện
chỉ đạo tuyển dụng và đưa đi đào tạo với nhiều hình thức khác nhau. Đảm bảo tuyển
dụng, sử dụng cán bộ giáo viên được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo chất lượng. So sánh đến nay số giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, đảm bảo chất lượng. Ngành giáo dục đã tham mưu cho Sở Giáo dục- đào tạo, UBND huyện bổ
nhiệm mới 27 cán bộ quản lý; bổ nhiệm lại 17 cán bộ quản lý ; điều động 51 cán bộ
giáo viên; miễn nhiệm 10 cán bộ quản lý do năng lực yếu, không đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao; đồng thời chỉ đạo tổ chức quy hoạch cán bộ nguồn cho các đơn
vị giai đoạn 2010-2015 với 67 cán bộ.
Tuy nhiên, cơ chế xét tuyển viên chức trong ngành giáo dục hiện nay cũng
không phản ánh thực chất của đội ngũ nhân lực khi bước vào nghề nên dẫn đến tình trạng số người được trúng tuyển thì yếu về năng lực, chuyên môn và thiếu nghiệp vụ sư phạm, trong khi số sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ ở các trường Sư Phạm có năng
lực, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm lại không được sử dụng dẫn đến sự bất cập,
mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực GD-ĐT. Điều này còn thể hiện rõ
hơn trong nhiều trường hợp cần tuyển lại không tuyển được, người không cần “trên đưa về”. Thực tế, giáo viên mới tuyển lấy từ cơ sở đào tạo và thông tin đại chúng còn
hạn chế, chủ yếu là do cấp trên giới thiệu và từ người thân, quen. Điều này đã gây
ảnh hưởng tới chất lượng tuyển chọn và do đó chất lượng đầu vào của việc sử dụng
nguồn nhân lực GD-ĐT sẽ thiếu tính khách quan và tính công khai và nguyên nhân tình trạng một số đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT được tuyển chọn yếu kém về trình
độ chuyên môn nghiệp vụ… Mặc khác, trong đánh giá xếp loại cán bộ quản lý và giáo viên còn nể nang, chưa khách quan nên có những giáo viên thực sự không có
nghiệp vụ, yếu năng lực sư phạm nhưng không có biện pháp xử lý phù hợp, vẫn để đứng lớp giảng dạy.
- Công tác đãi ngộ đối với cán bộ, giáo viên:
Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi trong lĩnh vực GD-ĐT như: Chính sách cải cách tiền lương; chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang ; chế độ phụ cấp khu vực;
chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang
trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; chế độ bảo hiểm thất nghiệp...Tuy nhiên, trong thực hiện các
chính sách trên vẫn còn nhiều bất cập, không đồng bộ, nhất là về chính sách đối với
nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp thâm niên. Theo quy định này, chỉ áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, không áp dụng đối với cán bộ quản lý, nên có sự
chênh lệch về thu nhập giữa giáo viên và cán bộ quản lý từ đó việc điều động bố trí
giáo viên lên làm cán bộ quản lý từ cấp phòng trở lên còn tâm lý e ngại vì giảm thu
nhập. Mặc khác, việc áp dụng chế độ phụ cấp khó khăn chỉ thực hiện đối với các đơn
vị hành chính được Chính phủ công nhận, trên thực tế của Huyện, trong 6 đơn vị hành chính cấp xã, thì có 4 đơn vị được hưởng chế độ này, còn lại 2 đơn vị không được hưởng nên có tình trạng so sánh thu nhập giữa các trường, từ đó việc thực hiện chính
sách luân chuyển, điều động cán bộ quản lý, giáo viên giữa 2 vùng cũng khó thực hiện,
phần lớn muốn chuyển từ vùng không khó khăn sang vùng khó khăn để hưởng trợ cấp cao hơn, có tình trạng giáo viên tìm cách chuyển từ địa bàn không khó khăn sang nơi khó khăn để được hưởng chế độ, nên khó khăn trong điều hành, quản lý. Bên cạnh đó,
việc giải quyết chế độ chính sách đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đạt chuẩn
trình độ, do sức khỏe yếu còn chưa quyết liệt, ngạy va chạm, nên qua 4 năm chỉ giải
quyết 04 trường hợp
- Công tác duy trì nguồn nhân lực:
Cấp ủy Đảng, Chính quyền luôn quan tâm lãnh đạo ngành giáo dục thực hiện
tốt việc triển khai, quán triệt chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và phát triển đảng trong trường học”, tổ chức tốt các đợt sinh hoạt chính trị hè và các Hội nghị
khác cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là các vấn đề có liên quan đến công tác giáo dục và đào tạo đều được lồng ghép triển khai. Qua đó đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý yên tâm công tác, đồng tình với chủ trương của Đảng, chấp hành tốt các chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, là Huyện vùng sâu, cách xa trung tâm Tỉnh nên việc tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật còn chậm, điều kiện học tập
nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe đối với bản thân và gia đình gặp nhiều kho khăn,
nên vẫn còn một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giỏi vẫn xin chuyển công tác đến các trung tâm đô thị lớn. Làm cho đội ngũ nguồn nhân lực của huyện càng bị hụt hẩn hơn.
- Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực
Trên cơ sở kiểm tra, đánh giá, xếp loại; công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, sắp
xếp lại đội ngũ cán bộ, giáo viên được ngành giáo dục tiếp tục thực hiện bằng nhiều
hình thức như: học tại chức, học từ xa, chọn cử giáo viên và cán bộ quản lý đi bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài tỉnh để nâng cao trình độ. Đưa đi học lớp cử nhân quản
lý giáo dục do trường Đại học sư phạm Hà Nội. Từ năm 2007 đến nay, ngành giáo dục đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bằng nhiều hình thức: chính quy, tại
chức, từ xa . . . được 193 giáo viên với số tiền hỗ trợ trên 450 triệu đồng. Đảm bảo cán
bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn trong quản lý và giảng dạy.
Mặt dù đã áp nhiều chính sách ưu đãi nhưng phần lớn giáo viên được cử đi đào
tạo ở trình độ cao hơn (sau đại học), sau khi tốt nghiệp hoặc học được 2/3 thời gian thì nộp đơn xin chuyển công tác để chuyển đến các trung tâm đô thị lớn, họ sẵn sàng bồi thường chi phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước, thậm chí họ chấp nhận nghĩ việc
để được chuyển đi nơi khác. Điều này cho thấy chính sách thu hút, đãi ngộ vừa qua đối
với nguồn nhân lực có trình độ cao chưa hấp dẫn để giữ chân họ. Mặt khác, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, sự cám dỗ về vật chất nên giảm lòng nhiệt huyết công tác ở vùng sâu, xa, vùng khó khăn.
- Thăng tiến, cải thiện điều kiện làm việc
Môi trường làm việc ngành giáo dục ở huyện có được cải thiện qua các năm. Phần lớn các đơn vị trường học đều được xây dựng kiên cố, bố trí đủ phòng dành cho dạy - học,
phòng chức năng, thư viện và nhà công vụ cho giáo viên. Tuy nhiên hệ thống phòng hành chính của các đơn vị hầu hết trưng dụng các phòng học để làm việc, chưa được xây dựng
theo quy cách. Về thiết bị, tất cả các điểm trường được trang bị máy tính, máy chiếu, ti vi
phục vụ cho công tác giảng dạy và máy tính phục vụ công tác quản lý, bình quân một máy
phục vụ cho 25 học sinh. Các thiết bị tối thiểu phục vụ giảng dạy tại điểm trường chính
được đầu tư đạt 95%, cho điểm trường lẻ ước đạt 25%. Qua thời gian sử dụng, việc đầu tư
thay thế các thiết bị hư hỏng, còn chậm, phần lớn phụ thuộc vào kinh phí của cấp trên nên
ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương pháp giảng dạy mới.