L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
1.2.3.1 Chính sách phát triển GD-ĐT của quốc gia
Chính sách phát triển GD-ĐT mà trong đó trọng tâm là chính sách phát triển
nguồn nhân lực GD-ĐT thể hiện ở đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, được ghi nhận trong các nghị quyết của đại hội Đảng và các Nghị quyết của các hội nghị BCHTW Đảng.
Xuất phát trên quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu của Đảng và nhà
nước để xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT mà trong đó nòng cốt là Chiến lược
phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT cho từng giai đoạn như: giai đoạn 2001-2010 và những giai đoạn tiếp theo. Thông qua chiến lược này tạo cơ sở định hướng cho việc
phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT nhằm đạt những mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt từ
trọng nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực GD-ĐT muốn thực hiện
những mục tiêu đề ra cần phải xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT
thích ứng cho từng thời kỳ, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như đáp ứng kịp với sự mở rộng của các cơ sở GD-
ĐT, sự mở rộng của quy mô học sinh, sinh viên ở các cấp bậc học trong cả nước. Do
vậy việc phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT ở mỗi thời kỳ đều bị tác động bởi chính
sách phát triển lĩnh vực này của mỗi quốc gia như : Chính sách mở rộng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành GD-ĐT, sự mở rộng về quy mô sinh viên các
trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý giáo dục, chính
sách của nhà nước về tăng cường biên chế cho ngành GD-ĐT...sẽ là nhân tố tác động đến việc tăng số lượng nguồn nhân lực GD-ĐT cho thời kỳ đó hoặc nếu Nhà
nước chủ trương chính sách cắt giảm biên chế, nâng cao mức chuẩn hoá nghề nghiệp
hoặc những quy định khác sẽ tác động đến việc thu hẹp chỉ tiêu đào tạo ở các trường sư phạm, các khoa sư phạm, các trường đào tạo cán bộ quản lý thì cũng bị ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT.