L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
3.3.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT
«Quy hoạch cán bộ là một nội dung trong yêu cầu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài »18. Do đó công tác quy hoạch cán bộ có ý nghĩa to lớn
trong lý luận và thực tiễn, giúp cho lãnh đạo có tầm nhìn bao quát, chủ động trong công tác tổ chức cán bộ; kiện toàn bộ máy đương chức và đội ngũ kế thừa, đảm bảo
sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng của các thế hệ.
Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT nhằm đảm bảo đủ
số lượng, nâng cao chất lượng và phù hợp về cơ cấu nguồn nhân lực không chỉ cho
những năm trước mắt mà tính chiến lược lâu dài nhằm đạt những mục tiêu đề ra. Đặc
biệt thực hiện mục tiêu phát triển GD-ĐT đến năm 2015. Ngành giáo dục huyện căn
cứ từ thực trạng các trường, lớp, sự phát triển về quy mô học sinh, nhất là hiện trạng
nguồn nhân lực GD-ĐT hiện có mà quy hoạch một cách tổng thể, hợp lý như: Rà
18
soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp với đặc điểm của huyện để có kế hoạch
cho từng năm hoặc nhiều năm hay từng giai đoạn nhằm đáp ứng đủ nguồn nhân lực
GD-ĐT khi quy mô học sinh, trường, lớp đang có xu hướng tăng nhanh; giải quyết
chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng nhân lực giáo dục trẻ có đủ điều kiện và
năng lực để tránh sự hẫng hụt trong tương lai.
Việc đáp ứng về số lượng cần có sự thống nhất và có quy hoạch đồng bộ từ
Tỉnh đến huyện. Tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản
lý sư phạm cho nguồn nhân lực GD-ĐT dưới nhiều hình thức khác nhau: tập trung,
không tập trung hoặc là bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn… Những cán bộ nào không đủ năng lực, trình độ hoặc không có đủ điều kiện (tuổi cao, sức khoẻ, chuyên môn nghiệp vụ…) để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý cần rà soát, sàng lọc, bố trí, sắp xếp lại cho phù hợp. Ưu tiên việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân lực ở những bộ môn còn thiếu hoặc đang có nhu cầu cấp bách nhằm làm cho tỷ lệ cơ cấu
nguồn nhân lực GD-ĐT phù hợp yêu cầu đặt ra.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục nói chung,
thì quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục là nội dung không thể không thực hiện,
nó góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của ngành giáo dục. Việc đào tạo
bồi dưỡng cán bộ quản lý và lực lượng kế cận phải thiết thực phù hợp với yêu cầu
từng đối tượng cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn cả kỹ năng thực hành tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, cả
kiến thức về lịch sử địa lý, văn hóa. Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, xã hội,
quản lý kinh tế, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ và phong cách lãnh đạo.
Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT có thể bằng nhiều
biện pháp cụ thể:
Ngành GD-ĐT từ Tỉnh đến huyện phải thống nhất và hoàn thiện quy hoạch, kế
hoạch đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực giáo dục trẻ; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, và có kế hoạch cụ thể để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà quản lý giáo dục, những cán bộ quản lý đầu đàn chủ chốt của đơn vị. Nhanh chóng khắc phục sự hẩng hụt về đội ngũ nhân lực, nâng dần tỷ lệ cán
Quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao đội ngũ nhân lực giáo dục nhằm tiếp
cận những tri thức về chuyên môn, Tin học, Ngoại ngữ và tiếp cận những kỹ thuật
giáo dục hiện đại.
Có kế hoạch, dự trù và có chính sách ưu đãi hơn nữa cho đội ngũ nhân lực
giáo dục- đào tạo được đi tham quan, khảo sát thực tế, trao đổi thông tin, kinh
nghiệm, hợp tác nghiên cứu khoa học với các bạn đồng nghiệp không chỉ ở trong tỉnh mà đi sang các tỉnh bạn trong cả nước. Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn
nhân lực GD-ĐT cần có căn cứ khoa học cụ thể phù hợp thực tế ở địa phương, căn cứ
vào mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT của tỉnh để có kế hoạch cụ thể về phát
triển nguồn nhân lực GD-ĐT cho phù hợp với quy mô giáo dục, cơ cấu, số lượng các trường, lớp ở các cấp bậc học trong huyện, tránh tình trạng thiếu tổng thể nhưng lại thừa bộ phận gây ra lãng phí về nguồn nhân lực cho ngành giáo dục.
Đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học giáo dục trong đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đây là một trong những giải pháp quan
trọng hàng đầu vì nó phát huy được nội lực của đội ngũ này. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng là một phẩm chất cao đẹp của người thầy, nhằm truyền đạt những kiến thức
mới cho các thế hệ học sinh.
Xây dựng kế hoạch thu tuyển nhân sự cho phù hợp. Chấn chỉnh và đổi mới phương thức tuyển chọn, đánh giá, bảo đảm chọn được những người có phẩm chất đạo đức, yêu nghề, có trình độ, năng lực thực chất mà không chỉ căn cứ vào bằng cấp
một cách hình thức. Nâng cao vai trò của Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà
trường trong việc tuyển chọn, sử dụng đội ngũ nhà giáo.
Trên cở sở đó, có kế hoạch, phương án lựa chọn, đề xuất chính sách phát triển
nguồn nhân lực cho từng thời kỳ, thích ứng với những yêu cầu đòi hỏi mới của sự
phát triển nền kinh tế xã hội. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch phải căn cứ vào điều
kiện tình hình phát triển kinh tế - xã hội cụ thể của huyện, từ đó để có những căn cứ
xác thực nhằm triển khai những nội dung, mục tiêu cụ thể về phát triển nguồn nhân
lực giáo dục trong từng giai đoạn.