L ỜI CẢM ƠN
7. Kết cấu của luận văn:
3.3.4 Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phạm vi địa phương sử dụng và đãi ngộ đố
đãi ngộ đối với đội ngũ nhá giáo
Một trong những giải pháp cơ bản, hết sức quan trọng và cần thiết để phát triển
nguồn nhân lực GD-ĐT nói chung trong giai đoạn hiện nay phải có các chính sách hỗ
trợ phát triển, nhằm kích thích thúc đẩy nâng cao chất lượng. Các chính sách hỗ trợ
cho việc phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT bao gồm hàng loạt các chính sách như:
chính sách đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chính sách
về sử dụng, sắp xếp, điều động, ....
Nghị quyết Đại hội Đảng đã khẳng định : «Đầu tư cho GD-ĐT lấy từ nguồn chi thường xuyên và nguồn chi phát triển trong ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực cho GD-ĐT giáo viên, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, bồi dưỡng nhân tài, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách. Tăng dần tỷ trọng chi ngân sách cho GD-ĐT».
Đồng thời Nghị quyết còn khẳng định : «Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng do Chính phủ quy định».
* Về chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấp ưu đãi.
Để sử dụng có hiệu quả và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT thì tiền lương là một trong những yếu tố quan trọng, nó là đòn bẩy kích thích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình công tác.
Vì vậy, Huyện cần chỉ đạo cho ngành giáo dục huyện phát huy cơ chế tự chủ tài chính để chi trả lương theo học hàm, học vị nhằm khuyến khích những người có
trình độ cao, đồng thời kích thích người lao động nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp như: học cao học, tiến sĩ, nâng cao trình độ chuyên môn... Mặt khác cần
xây dựng chế độ giờ dạy theo tiêu chuẩn, tiến tới định tiền lương theo giờ tiêu chuẩn. Đánh giá giá trị lao động của họ phải căn cứ vào số giờ lên lớp và chất lượng giờ lên lớp.
Mặt khác Huyện cần phải có chính sách khen thưởng về vật chất, tinh thần đối
với những người có thành tích cao, có cống hiến tài năng thực sự cho ngành, tránh tình trạng chạy theo thành tích, hư danh, nặng về số lượng, nhẹ về chất lượng. Ngoài ra, cần phải có chính sách phụ cấp ưu đãi hơn nữa đối với đội ngũ nhân lực giáo dục, đặc biệt đội ngũ nhân lực giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Cần
sớm tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho họ, để họ yên tâm công tác, dành hết tâm huyết của mình cho sự nghiệp Giáo dục – đào tạo.
Trên thực tế Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định chế độ phụ cấp, ưu đãi cho ngành giáo dục ; tuy nhiên, vẫn còn văn bản chưa phù hợp như Quyết định
số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì giáo viên trực
được hưởng phụ cấp này. Và Chính phủ ban hành nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với ngành giáo dục thì đối tượng được hưởng cũng là giáo viên đứng lớp còn cán bộ quản lý không được hưởng. Đây là điều bất cập gây khó khăn cho công tác đề
bạt cán bộ quản lý từ Ban giám hiệu trường đến lãnh đạo ngành giáo dục, vì hầu hết
cán bộ quản lý là những giáo viên giỏi, giáo viên ưu tú của ngành giáo dục nhưng khi đề bạt họ ở vị trí cao hơn thì không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi.
* Chính sách đào tạo, bồi dưỡng sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục
Trung ương, UBND tỉnh Kiên Giang cần phải có cơ chế, chính sách đào tạo
bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhân lực giáo dục cho phù hợp với tình hình mới của
nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục, Nhà nước,
ngành giáo dục cần phải dành một khoản ngân sách chi phù hợp hơn cho việc đào tạo,
bồi dưỡng nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức: Học cao học, nghiên cứu sinh
hoặc dưới các hình thức khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng này phải đảm bảo mức chi trả
tối thiểu trong công tác đào tạo, nghiên cứu học tập. Mặt khác, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực này cần phải có cơ chế chính sách sử dụng họ đúng với năng
lực, trình độ chuyên môn mà họ được đào tạo, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng
xong lại không sử dụng họ dẫn đến hiện tượng bị trôi nổi chất xám, gây lãng phí cho
nhà nước, cho người học.
Huyện cần phân cấp quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực
giáo dục-đào tạo ở các cấp theo hướng tăng cường trách nhiệm, quyền hạn cho địa phương, nhằm tạo điều kiện cho địa phương khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực giáo dục một cách phù hợp với nhu cầu giáo dục đa dạng của địa phương.
Tiến tới chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, đến năm 2015
tất cả giáo viên ở các cấp học, bậc học điều đạt chuẩn. Trong đó tỷ lệ cán bộ quản lý
cấp THPT có 30% có trình độ thạc sĩ và tỷ lệ giáo viên THPT có trình độ thạc sĩ lên là 10%. Thông qua bồi dưỡng cần giúp cho giáo viên nâng cao trình độ, đa dạng hóa về
kiến thức, khả năng chuyên môn ứng dụng giúp họ có thể dạy nhiều môn để từ đó phát huy hơn nữa tiềm năng vốn có của mình, góp phần khắc phục tình trạng thừa, thiếu như
hiện nay.
Việc sử dụng đội ngũ nhân lực cần phải có chính sách thu hút những người
lực này sẽ góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt của đội ngũ nhân lực giáo dục. Hơn nữa việc sử dụng đội ngũ này cũng sẽ góp phần tiết kiệm được một khoản kinh phí đào tạo không nhỏ khi mà nguồn ngân sách của nhà nước còn đang hạn hẹp.
Việc sắp xếp, điều động, phân bổ nguồn nhân lực GD-ĐT cần phải khách quan có căn cứ trên cơ sở năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, chính trị của
từng người; căn cứ yêu cầu đòi hỏi thực tế của từng đơn vị và ở từng thời kỳ cho phù hợp tránh tình trạng chồng chéo hoặc làm xáo trộn gây ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của đội ngũ nhân lực này như ở một số đơn vị trường học phân công làm công việc không đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực, giảm khoảng cách về chất lượng nguồn nhân lực nói riêng và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho huyện.